Friday, October 18, 2024
Trang chủĐàm luậnVấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 7)

Vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên(Phần 7)

Nếu một cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra, mối quan tâm đầu tiên đối với Mỹ sẽ là loại bỏ mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un thị sát một “vũ khí nhiệt hạch” được công bố vài giờ trước khi vụ thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên

4. Mỹ, Nhật, Hàn sẽ chống đỡ như thế nào nếu xảy ra chiến tranh?

Theo Stratfor, không quân Mỹ có thể sử dụng 24 chiếc chiến đấu cơ chiến thuật F-22 và 10 máy bay ném bom B-2 để loại bỏ cơ sở hạ tầng hạt nhân Triều Tiên. F-22 có thể mang theo hai quả bom 450kg, còn B-2 có thể thả những quả bom lớn có sức công phá tận các boongke ngầm. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ có thể dựa vào các tên lửa hành trình Tomahawk, một loại vũ khí xác đáng tin cậy có thể được phóng từ trên biển cách xa mục tiêu hàng trăm km.

Stratfor cho rằng hải quân Mỹ có thể đưa 2 trong số 4 tàu ngầm tên lửa hành trình lớp Ohio tới khu vực ngoài khơi Triều Tiên. Khi kết hợp với tàu khu trục và tàu tuần dương của Hạm đội 7 sẵn có trong khu vực, Mỹ có thể sử dụng ít nhất 600 tên lửa hành trình cho sứ mệnh chống hạt nhân Triều Tiên.

Theo tạp chí The National Interest, Mỹ và Hàn Quóc đều có các kế hoạch tấn công phủ đầu trong trường hợp Triều Tiên sắp tấn công hạt nhân và mặc dù Nhật Bản đang xem xét các lựa chọn mới, nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Hàn Quốc có một hệ thống phòng thủ 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ nhất là lựa chọn tấn công phủ đầu nhằm loại bỏ các khả năng tấn công của Triều Tiên. Hệ thống tấn công phủ đầu “Tận diệt” phát hiện các dấu hiệu của một vụ phóng tên lủa hạt nhân và các căn cứ tên lửa của Triều Tiên bằng tên lửa hành trình và các loại vũ khí khác.

Mỹ và Hàn Quốc cũng có một kế hoạch phản ứng chung, đó là Kế hoạch tác chiến (OPLAN) 5015. Mặc dù các chi tiết của OPLAN 5015 là bí mật, song kế hoạch này được cho là sự hợp nhất của các kế hoạch đối phó với tình huống bất ngờ trước đây, cụ thể là OPLAN 5029 (bất ổn bên trong Triều Tiên), OPLAN 5027 (chuẩn bị cho chiến tranh tổng lực) và một kế hoạch thời bình liên quan đến những khiêu khích cục bộ hóa của Triều Tiên. OPLAN 5015 được dự đoán sẽ kêu gọi tấn công phủ đầu các cơ sở quân sự và vũ khí thiết yếu của Triều Tiên và có thể là lãnh đạo Triều Tiên.

Trong trường hợp sắp xảy ra một cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân, các lực lượng liên minh có thể cố gắng tiêu diệt các tên lửa của Triều Tiên ngay khi phóng. Mike Mullen, cựu Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ cho biết Mỹ có thể thực hiện bước đi “phá hủy các khả năng phóng trên bệ phóng” nếu Triều Tiên sẵn sàng phóng một quả tên lửa được trang bị hạt nhân.

Mỹ và Hàn quốc thường xuyên luyện tập cho các tình huống bất ngờ như vậy. Chẳng hạn, trong hai cuộc tập trận hàng năm Giải pháp then chốt và Đại bàng non, binh lính Mỹ và Hàn Quốc đã tập dượt kế hoạch tác chiến “4D”, trong đó bao gồm các lựa chọn quân sự phủ đầu nhằm phát hiện, làm gián đoạn, phá hủy và phòng thủ trước các cuộc tấn công của Triều Tiên. Trọng tâm là các cuộc tấn công chính xác vào các cơ sở quân sự cốt lõi và các hệ thống vũ khí của địch.

Thách thwucs ngày càng nhiều tên lửa của Triều Tiên được đặt trên các hệ thống phóng di động và rải rác trên khắp đất nước. Hơn nữa, Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) đã bắt đầu sử dụng các tên lửa nhiên liệu rắn, vốn cần thời gian chuẩn bị ít hơn đáng kể vì chúng có thể được tiếp nhiên liệu trước và chỉ cần một đội ngũ hạn chế. Các tên lửa nhiên liệu rắn có thể được phóng đi với ít dấu hiệu báo trước hơn và khó theo dõi hơn nhiều, khiến chúng khó bị các cuộc tấn công phủ đầu làm tổn hại hơn.

Giai đoạn 2 của hệ thống phòng thủ 3 giai đoạn của Hàn Quốc là Hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD), được thiết kế để chặn đường các tên lửa đang bay tới. Mỹ đang hỗ trợ cho các hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc thông qua việc triển khai một tổ hợp THAAD tại Hàn Quốc. Hệ thống rađa giám sát cơ động/hải, lục quân (AN/TPY-2) băng tần X của THAAD có thể được thiết lập ở 1 trong 2 chế độ; chế dộ căn cứ tiền phương và chế độ giai đoạn cuối. Ở chế độ giai đoạn cuối, rađa có tầm hoạt động vài trăm dặm và có thể cho phép tiêu diệt tên lửa trong giai đoạn bay cuối. Ở chế độ căn cứ tiền phương, tầm của rađa được mở rộng, cho phép THAAD nhắm mục tiêu vào các vật phóng ở giai đoạn bay đầu hoặc giai đoạn bay phóng.

Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc cũng có những lỗ hổng nhát định. Trước hết, KAMD của Hàn Quốc không được kết hợp chặt chẽ với hệ thống phòng thủ liên minh rộng lớn hơn, từ đó làm suy yếu hiệu quả toàn diện của nó. Ngoài ra, Hàn Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, mà Triều Tiên đã thử nghiệm thành công vào năm ngoái.

Trong khi đó, Nhật Bản có các hệ thống Khí năng tiên tiến Patriot (PAC)-2 và 3, các tàu khu trục Aegis và các tên lửa đánh chặn SM-3. Nhật Bản đang xem xét triển khai THAAD và các đơn vị Bờ biển Aegis trên đất Nhật Bản để nâng cao năng lực quốc phòng. Mỹ có các hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa đặt trên mặt đất ở Fort Greely, Alaska và Căn cứ không quân Vandenberg, California. Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng có những hạn chế.

“Chắc chắn có khả năng” một tên lửa đạn đạo được trang bị hạt nhân có thể lọt qua các hệ thống phòng thủ liên minh, khi mà hầu hết các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực chưa bao giờ được thử nghiệm trong các điều kiện chiến đấu thực tế.

Jeffrey Lewis, Giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á của Trung tâm James Martin thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey, nhận xét: “Các hệ thống phòng thủ tên lửa giúp giảm bớt mối đe dọa, nhưng chúng không thể loại bỏ nó”. Nói một cách đơn giản nhất, hệ thống phòng thủ tên lửa đòi hỏi dùng một viên đạn bắn trúng một viên đạn khác, một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Rodger Banker, Phó Chủ tịch về phân tích chiến lược ở Stratfor, cho rằng: “Các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả 100%. Việc bổ sung THAAD không đảm bảo bảo vệ được Seoul, nhưng nó bổ sung thêm một mảnh ghép vào bức tranh hệ thống phòng thủ không ngừng thay đổi”.

Triều Tiên đang nhanh chóng phát triển các khả năng cần thiết để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên minh. Trong những vụ thử vũ khí và các cuộc diễn tập quân sự gần đây, Triều Tiên đã luyện tập phóng nhiều tên lửa liên tiếp đồng thời nhằm áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.

Nhiều người giả định rằng trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một vụ tấn công hạt nhân, dù thành công hay không, Mỹ cũng sẽ dùng vũ khí hạt nhân để biến Triều Tiên thành một hố bom lớn. Một khi chiến tranh nổ ra, tình hình sẽ nhanh chóng trở nên phức tạp hơn nhiều. Mỹ và đồng minh có lợi thế, nhưng gần như chắc chắn rằng bất kỳ cuộc chiến tranh nào trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ là một cuộc xung đột thương vong lớn.

Tiến sỹ Bruce Bennett, một nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn RAND, từng nói: Triều Tiên có khả năng gây thiệt hại quy mô lớn cho Seoul và các khu vực lân cận trong một cuộc xung đột. Nếu Triều Tiên tự kiềm chế và chỉ sử dụng các vũ khí thông thường trong một cuộc tấn công vào Hàn Quốc, họ không có khả năng áp đảo các hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc. Nhưng nếu họ sử dụng các vũ khí hủy diệt hàng loạt và các cách tiếp cận bất cân xứng khác, Triều Tiên có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ của Hàn Quốc – luôn có những sự không chắc chắn lớn trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào”.

Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter nói với các phóng viên của ABC: “Đây sẽ là một cuộc chiến tranh mà cường độ bạo lực liên quan đến nó sẽ ở mức chưa từng thấy kể từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên trước đây. Seoul nằm ở ngay trên biên giới của DMZ nên mặc dù kết quả là chắc chắn, nó vẫn sẽ là một cuộc chiến trnah mang tính hủy diệt cao”.

Theo trang mạng “Người quan sát” (Trung Quốc), tuy trình độ kỹ thuật tên lửa Nodong của Triều Tiên không cao, nhưng là tên lửa tầm xa đã được chứng minh và hoàn tóa có thể phóng hàng chục quả chính xác mục tiêu. Hệ thống THAAD mà Mỹ bố trí ở Hàn Quốc đương nhiên có thể đánh chặn tên lửa Nodong, nhưng nó lại không có khả năng đánh ở tầm trung, chỉ có thể bắn hạ ở vị trí cách mục tiêu rất gần, trong phạm vi 200km. Nói cách khác, nếu muốn lãnh thổ Nhật Bản tránh được một cuộc tấn công hạt nhân, thì phải tít nhất lắp đặt khoảng 100 THAAD.

Cũng có thể nói Nhật Bản hiện nay chỉ có thể dựa vào tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 bố trí tại thủ đô Tokyo để chống đỡ trong phạm vi bán kính 50-70km, về cơ bản có thể bảo đảm an toàn xung quanh Tokyo.

Đối với Mỹ, bất kỳ biến động nào ở Triều Tiên thì điều kiện tiên quyết là không thể để tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bay vào Nhật Bản, chí ít phải nắm chắc 80% tiêu diệt hoàn toàn vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nếu không phải dồn Kim Jong-un vào chân tường.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới