Saturday, September 21, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 09/10

Bản tin Biển Đông ngày 09/10

Bản tin Biển Đông ngày 09/10/2017.

Nghị sĩ Philippines lo ngại về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ

Ngày 6/10, Đài ABS-CBN đưa tin ông Gary Alejano, Nghị sĩ Đảng Magdalo của Philippines khẳng định rằng sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở gần đảo Thị Tứ là “rất đáng nghi ngờ” và “nguy hiểm” sau khi Đại sứ Trung Quốc Zhao Jianhua rêu rao đây chỉ là hoạt động tự nhiên.

Nghị sĩ Gary Alejano cho rằng vấn đề thực sự trong những báo cáo gần đây về sự hiện diện của tàu Trung Quốc chính là việc các tàu hải quân, hải giám, dân quân biển của Trung Quốc có hành động chống lại các tàu của Philippines tại khu vực đảo Thị Tứ. Khẳng định “đó là những hành động gây hấn, nguy hiểm và rất đáng nghi ngờ”, ông Alejano không tin vào lời đường mật của Đại sứ Trung Quốc Zhao Jianhua hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ không làm gì gây căng thẳng ở vùng biển tranh chấp và tuân thủ DOC. Thực tế, theo ông Alejano, Bắc Kinh đã nhiều lần vi phạm DOC và có rất nhiều ví dụ chứng minh điều này.

Yêu sách biển của Trung Quốc không có cơ sở

Ngày 8/10, tờ The Star đăng bài viết “Các yêu sách biển không có cơ sở” của tác giả Bunn Nagara thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (ISIS) của Malaysia.

Tác giả khẳng định trước đây Bắc Kinh chỉ quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa bởi nó gần với lục địa Trung Quốc. Trung Quốc không hề phản đối tuyên bố của Pháp về quần đảo Trường Sa năm 1933, phần lớn thời gian dường như họ không biết đến sự tồn tại của quần đảo này. Đến năm 2009, Trung Quốc gửi công hàm lên Liên hợp quốc yêu sách vùng biển rộng lớn và các đảo ở Biển Đông nhưng lại không dựa trên cơ sở nào ngoài những giả định từ quá khứ xa xôi, mờ mịt. Bên cạnh đó, tác giả Bunn Nagara cũng phê phán chuyện Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương thay vì đa phương để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Bà Nagara khẳng định bản thân các cuộc đàm phán song phương sẽ không thể đi đến đâu nếu không công nhận các thỏa thuận của các cuộc đàm phán trước đó liên quan đến các nước khác. Trong khi đó, các bên liên quan lại yêu sách các phần khác nhau ở Trường Sa, thậm chí nhiều phần chồng lấn lẫn nhau. Điều này khiến cho việc đưa ra giải pháp cho các tranh chấp ở Trường Sa là không hề đơn giản.

RELATED ARTICLES

Tin mới