Chủ tịch Kim Kong-un ra sắc lệnh rút toàn bộ công dân đang ở Trung Quốc về nước, diễn tập đợt sơ tán quy mô lớn.
Nhật báo Daily NK ngày 29/10 dẫn các nguồn tin cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh cho toàn bộ công dân nước này ở Trung Quốc phải trở về nước trước cuối năm nay.
Đài tự do RFA cũng cho hay, nhân viên Triều Tiên trong các công ty thương mại nước này cùng gia đình họ đã phụ thuộc vào việc lập liên doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc để lấy giấy phép cư trú.
Tuy nhiên, biện pháp mới nhất này cũng không thể giúp họ gia hạn giấy phép này.
Tờ báo Triều Tiên cho rằng, phản ứng mới của nhà lãnh đạo Kim Jong-un được cho là nhằm đáp trả mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt mà ông Trump hướng về phía Bình Nhưỡng.
Tháng trước, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ các công ty liên doanh Trung-Triều ở Trung Quốc trong vòng 120 ngày theo lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.
Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết nhà hàng và doanh nghiệp Triều Tiên tại Trung Quốc phải đóng cửa trước ngày 9/1/2018.
Hiện có khoảng 100 nhà hàng của Triều Tiên đang hoạt động ở Trung Quốc, trong đó hầu hết dưới dạng liên doanh.
Ước tính từ 20.000-30.000 người Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, trong đó chỉ khoảng 2.000 nhân viên làm việc trong các nhà hàng.
Các biện pháp mới của Trung Quốc nhằm trừng phạt Triều Tiên còn được cho là có thể không mang lại tính hiệu quả bởi nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ở các khu vực biên giới phụ thuộc vào lao động Triều Tiên giá rẻ.
Theo giới phân tích, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên, do đó sự thành công của các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Việc Trung Quốc tuyên bố trừng phạt và Triều Tiên đáp trả hành động này cho thấy rõ ràng sự thất vọng của cả Bình Nhưỡng và Triều Tiên đối với đồng minh.
Trong khi kêu gọi và yêu cầu nhân dân về nước, Triều Tiên cũng kín đáo tiến hành diễn tập đợt sơ tán quy mô lớn hiếm hoi trong những ngày cuối tuần qua tại các thành phố, thị trấn nhỏ của nước này, đặc biệt là ở vùng bờ biển phía đông.
Các cuộc diễn tập sơ tán quy mô không được tiến hành tại Thủ đô Bình Nhưỡng được cho là động thái thử nghiệm rất đáng chú ý của Bình Nhưỡng.
Giới quan sát nhận định, đây là dấu hiệu hoặc là cho thấy Triều Tiên cảm thấy tình hình an ninh đang nguy cấp hơn, hoặc là Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ sự quan tâm lo liệu sự an nguy cho người dân trong nước.
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cảnh báo về khả năng xảy ra mất an ninh tại biên giới sau khi một ngọn núi có nguy cơ đổ sập gần biên giới hai nước.
Ngọn núi ở gần biên giới Trung Quốc – Triều Tiên có nguy cơ đổ sập vì các vụ thử tên lửa. |
Các nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất và Địa Vật lý thuộc Viện Khoa học Trung Quốc đã cảnh báo các chuyên gia Triều Tiên về nguy cơ sập ngọn núi Mantap ở bãi thử Punggye-ri, cách biên giới Trung Quốc 80km.
Sau khi Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần thứ 6 hôm 3/9, một chuyên gia khoa học nguyên tử cao cấp Trung Quốc đã cảnh báo nếu Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm, phần đỉnh núi có thể bị “thổi bay” và ngọn núi có thể bị sập. Tệ hơn, các nhà khoa học cho biết phóng xạ từ vụ thử có thể bị rò rỉ ra khỏi các hố hoặc vết nứt trong bãi thử và lan ra khu vực bên kia biên giới Trung – Triều.
Sau một số cảnh báo từ Bắc Kinh, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho đột ngột tuyên bố tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc hồi cuối tháng 9 rằng Bình Nhưỡng có thể thử “một quả bom nhiệt hạch uy lực nhất” ở Thái Bình Dương.
Lần thử hạt nhân lần 6 của Triều Tiên có sức công phá từ 100 tới 200 kiloton, mạnh hơn tất cả những cuộc thử nghiệm trước đó.
Hậu quả là bãi thử Punggye-ri đã chịu nhiều trận động đất và sạt lở và trở nên không ổn định, làm dấy lên mối lo ngại từ phía Bắc Kinh rằng một vụ sập núi có thể gây ra hậu quả rò rỉ chất thải phóng xạ nghiêm trọng.