Thursday, January 2, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga được “minh oan” trong vấn đề Brexit

Nga được “minh oan” trong vấn đề Brexit

Việc cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý về đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) là hoàn toàn vô căn cứ. Chính những chính sách sai lầm của giới lãnh đạo Anh đã dẫn đến hậu quả này.

Nhận định trên được chuyên gia phân tích Tony Barber đưa ra trong bài viết được đăng tải trên tờ Financial Times. Theo đó, Brexit là hậu quả của chính sách sai lầm do giới lãnh đạo Anh thực hiện và do sự không hài lòng của xã hội Anh.

Trong bài viết của mình, ông Tony Barber cho biết xu hướng cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016 ở Anh đang ngày càng gia tăng.  Nếu như Điện Kremlin hay các đồng minh của Nga thực sự can thiệp vào luật pháp của Anh thì đây là điều đáng quan ngại.

“Tuy nhiên, các chính trị gia ở Anh và Liên minh châu Âu cần phải hiểu được sự khác biệt giữa các hoạt động bất hợp pháp với các hoạt động gây ảnh hưởng về chính trị”- nhà báo này viết.

Trong tuần vừa qua, nghị sỹ Nghị viện châu Âu Gee Verhofstadt, người được phân công theo dõi quá trình Brexit, đã viết trên trang Twitter cá nhân của mình như sau: “Các điệp viên của ông Putin đã cố gắng gây ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Chúng ta cần kiểm tra lại xem họ có thực sự can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý về Brexit hay không?”.

 Tuy nhiên, theo nhận định của tác giả bài viết, chính phủ của tất cả các quốc gia trên thế giới đều cố gắng gây ảnh hưởng chính trị của mình lên các quốc gia khác thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của mình trên lãnh thổ nước đó, cũng như thông qua các hoạt động khác. Về vấn đề này, Nga không có gì khác biệt so với Mỹ, Anh hay Trung Quốc. Vấn đề chính là ở chỗ Moscow có sử dụng các phương pháp hợp pháp để đạt được các mục đích của mình hay không.

Theo ông Tony Barber, Nga đã “chăm bẵm” các chính trị gia ảnh hưởng, các nhà doanh nghiệp và các nhà vận động hành lang trong số các chính trị gia Anh có tâm lý “hoài nghi châu Âu”. Mới đây nhất, một trong các chính trị gia ủng hộ mạnh mẽ Brexit là Arron Banks đã nói về “bữa tối say sưa kéo dài 6h đồng hồ” của mình với Đại sứ Nga. Trong bữa tối này, hai bên đã “uống tất cả những gì có thể”.

Tất nhiên, trong trường hợp với Mỹ, các bằng chứng về “sự can thiệp của Nga” là “không thể chối cãi”- thông qua các hoạt động haker, các thông tin giả mạo và các hoạt động phản thông tin trên các trang mạng xã hội. Theo nhà phân tích chính trị Bulgaria Ivan Krastev, “giới lãnh đạo Nga tin tưởng rằng Washington đang can thiệp vào công việc nội bộ của họ và đang dự định tiến hành lật đổ chính quyền ở Moscow. Và nếu như họ tin tưởng vào điều này thì Kremlin cần phải có khả năng can thiệp tương tự để chứng minh cho thế giới thấy rằng Nga có thể và muốn làm được điều đó”.

Tuy nhiên theo tác giả bài viết, với trường hợp Brexit, các bằng chứng cáo buộc Nga can thiệp là không rõ ràng. Truyền thông Nga không có ảnh hưởng lớn ở Anh để có thể tiến hành chiến dịch “tuyên truyền” nhằm đánh lạc hướng người Anh. Ngoài ra, cũng không có bằng chứng nào về sự gia tăng hoạt động của Nga trên các mạng xã hội ở Anh. Điều có thể duy nhất là thảo luận về khả năng Nga hỗ trợ tài chính cho Brexit nhưng đây là vấn đề “rất nghiêm túc và không thể đùa”.

Chính vì vậy, không thể nói Nga đã can thiệp vào Brexit vì đây là hậu quả từ các chính sách sai lầm của cựu Thủ tướng Anh David Cameron. “Và sâu sa hơn là sự không hài lòng của xã hội với chính quyền ông David Cameron trong ngày tổ chức trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh”- Tony Barber kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới