Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiEU thành lập quân đội, NATO thực sự đối mặt phân rã?

EU thành lập quân đội, NATO thực sự đối mặt phân rã?

Sự bẽ bàng từ việc “quýt NATO làm, cam EU chịu” đã khiến Châu Âu quyết định phải có những chuyển động độc lập với người đồng minh lớn.

 

Châu Âu thống nhất và liên hiệp quân sự để giảm lệ thuộc Mỹ

Reuters đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao 23 thành viên EU đã ký một hiệp định quân sự vào lúc 10h30 GMT ngày 13/11, tại Brussels, đánh dấu kỷ nguyên mới của hội nhập quân sự Châu Âu, củng cố sự thống nhất sau khi Anh quyết định rời khỏi EU.

“Trong nỗ lực nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ, 23 chính phủ cho ra đời một câu lạc bộ của EU, giúp EU có vai trò lớn hơn trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế. Đây là chiến thắng của EU sau hàng thập kỷ”, Reuters bình luận.

Một quan chức cao cấp của EU cho biết: “Những nỗ lực hội nhập quốc phòng của Liên minh Châu Âu đã trở lại, sau khi thất bại trong những năm 1950. Chúng tôi chưa bao giờ đến gần sự thật như lúc này. Chúng tôi đang có vận hội mới”.

“Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp với chiến thắng của Emmanuel Macron và cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Châu Âu phải đóng góp nhiều hơn cho an ninh, đã đẩy chúng tôi phải thực hiện dự án này”, quan chức EU nhấn mạnh.

Theo Reuters, sau khi được các Bộ trưởng Ngoại giao của EU ký kết, hiệp định hội nhập quốc phòng của EU sẽ được các nhà lãnh đạo EU xem xét thông qua vào tháng 12/2017, sau đó nó sẽ trở thành đạo luật của EU.

Mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi, song giữa Pháp và Đức vẫn có sự khác biệt cần được thống nhất. Paris ban đầu muốn một quân đội tiên phong của EU, hoạt động hoàn toàn độc lập với NATO và do Pháp lãnh đạo. Berlin có quan điểm ôn hoà hơn.

Theo hiệp định, ban đầu “quân đội EU” sẽ thiết lập một mạng lưới các trung tâm thực hiện dịch vụ y tế và hậu cần ở Châu Âu, thành lập trung tâm ứng phó khủng hoảng Châu Âu và thành lập các cơ sở đào tạo sĩ quan quân đội Châu Âu.

Ngoài Đan Mạch không tham gia “quân đội EU”, thì Áo, Ba Lan và Malta vẫn chưa quyết định tham gia định chế này hay không.

Còn nước Anh có thể tham gia, nhưng chỉ trong những trường hợp đặc biệt.

Như vậy, cuối cùng thì “quân đội EU” cũng được thành lập sau hàng thập kỷ thai nghén. Với động thái mới nhất này, Châu Âu cho thấy rõ mong muốn hạn chế sự lệ thuộc vào Mỹ trong cấu trúc an ninh chung Mỹ – Châu Âu (NATO).

Theo giới phân tích, có thể sẽ có những chuyển động lệch pha giữa các đồng minh hai bên bờ Đại Tây Dương sau khi “quân đội EU” ra đời và một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ – Châu Âu sẽ mở ra.

Tại sao EU muốn có quân đội riêng?

Có thể thấy rằng, dù cùng xây dựng nên cấu trúc an ninh chung – NATO – song Châu Âu gần như lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, mà nguyên nhân chính là kinh phí cho NATO tồn tại và hoạt động hầu hết là của Mỹ.

EU thanh lap quan doi, NATO thuc su doi mat phan ra?
Thảm hoạ Catalan có nguyên nhân quan trọng từ “tiền lệ pháp Kosovo”

Bên cạnh đó, nền tảng liên hiệp của Châu Âu dẫn đến sự ra đời của EU chính là lợi ích Mỹ, được xác lập thông qua Kế hoạch Marshall vĩ đại, giai đoạn 1947 – 1951, tái thiết Châu Âu điều tàn sau Thế chiến II.

Trong thế bị lệ thuộc, thời hậu Chiến tranh Lạnh, Châu Âu đã phải vật lộn với những nhiệm vụ quân sự và nhân đạo tại Balkan – ném bom Nam Tư – hay Châu Phi – ném bom Libya – theo sự đạo diễn của Mỹ, theo Reuters.

Song việc tạo “tiền lệ pháp Kosovo” và “xoá độc tài – gieo dân chủ” ở Libya đã để lại hậu quả quá nặng nề cho Châu Âu khi “sai lầm Kosovo” đã tạo ra “thảm hoạ Catalan”, và quá khủng khiếp khi “lời nguyền Gaddafi” ứng nghiệm, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ.

Đến nay, vấn đề Catalan ở Tây Ban Nha đòi độc lập, dù bất luận thế nào đều không thể phủ nhận có nguyên nhân từ sai lầm của NATO khi ném bom Nam Tư, tạo điều kiện cho Kosovo ly khai Serbia, dẫn đến ra đời một chính thể tại vùng lãnh thổ này.

Dù chính quyền Madrid đã có biện pháp mạnh chấm dứt ước nguyện của Catalonia, song hậu quả thì chưa biết khi nào mới hoá giải được.

Đặc biệt, nguyên tắc tự do – dân chủ truyền thống đã bị xâm hại tại Catalan và đã trở thành ung nhọt trong lòng Châu Âu.

Còn cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất trong lịch sử Châu Âu khi làn sóng người Châu Phi từ Libya tràn vào lực địa già đã khiến cho Châu Âu hỗn loạn về xã hội, thiệt hại về kinh tế, bất ổn về chính trị.

Sự ứng nghiệm từ “lời nguyền của nhà độc tài” còn được xem là một nguyên nhân có thể khiến EU tan rã, mà nguy hiểm nhất là tạo ra vết nứt đông – tây trong lòng EU, qua chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong vấn đề người nhập cư Châu Phi.

Cay đắng là, trong khi Châu Âu gánh hậu quả nặng nề từ các ván cờ được tạo ra bởi bom đạn NATO thì Mỹ lại như người ngoài cuộc.

Thậm chí, Washington còn “té nước theo mưa” khi Tổng thống Trump cho rằng nếu EU không giải quyết tốt hậu quả “lời nguyền Gaddafi” thì có thể tan rã.

EU thanh lap quan doi, NATO thuc su doi mat phan ra?
Hậu quả của việc “quýt NATO làm, cam EU chịu” khiến Châu Âu không chấp nhận bẽ bàng nữa

Rõ ràng, sự bẽ bàng từ việc “quýt NATO làm, cam EU chịu” đã khiến Châu Âu quyết định phải có những chuyển động độc lập với người đồng minh lớn bên bờ tây Đại Tây Dương và việc tạo ra định chế quân sự riêng của mình là bước khởi đầu cho kế hoạch đó.

NATO thực sự đối mặt nguy cơ phân rã?

Khi ra đời, Tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương có sứ mệnh là chống lại Liên Xô và Khối quân sự Warsaw, do vậy theo nguyên tắc thì khi Liên Xô tan rã, Khối quân sự Warsaw giải thể thì NATO cũng không thể tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, các nhả hoạch định chiến lược Mỹ vẫn muốn sử dụng định chế quân sự này phục vụ cho những lợi ích của nước Mỹ, nên những chức năng mới của NATO được nặn ra để đảm cho nó tồn tại.

Và trong thế giới đơn cực xoay quanh trục Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh, Washington đã sử dụng NATO vào việc sắp xếp những bàn cờ chính trị với những thực thể được xem là đối nghịch với Mỹ hay muốn ly tâm với trục Mỹ.

Như vậy, hơn 1/4 thế kỷ qua, rõ ràng NATO tồn tại một cách khiên cưỡng và sự bất đồng trong NATO đã hình thành, nhất là khi những đổi thay chính trị tại nước Mỹ buộc NATO phải tham gia vào chống khủng bố và các thành viên Châu Âu phải tăng “phí niêm liễn”, ít nhất là 2%.

Thế là là sóng ngầm trong liên minh đã trở mình thành sóng dữ giữa các đồng minh.

“Không người lính NATO tham gia cuộc chiến ở Syria, chúng tôi không thảo luận điều này”, đó là tuyên bố của Tổng thư ký NATO Stoltenberg ngày 3/5 vừa qua.

 
Quân đội EU ra đời, NATO thực sự đối mặt nguy cơ phân rã, thậm chí tan rã

Việc Brussels từ chối yêu cầu của Washington tham gia chống IS ở syria khiến dư luận rất ngạc nhiên, bởi chống khủng bố đã được bổ sung vào chức năng của NATO và Trung tâm điều phối hoạt động này cũng được các thành viên NATO nhất trí thành lập và đặt sở chỉ huy tiền phương tại Italy.

Trong khi đó, NATO lại liên tục có những động thái nhằm nguy hiểm hoá mối đe doạ của Nga, Iran – những kẻ thù trực diện của NATO.

Tuy nhiên, IS dù là kẻ thù mới, nhưng nguy hiểm gấp nhiều lần những kẻ thù trực diện. Lệch pha Mỹ – EU hiện rõ.

Điều đó khiến cho giới phân tích hoài nghi và đặt vấn đề: Phải chăng mâu thuẫn giữa Brussels và Washington là không thể hoá giản, dù Tổng thống Trump đã cải chính là NATO không còn lỗi thời và cam kết luôn bảo vệ đồng minh .

Trong khi mâu thuẫn trong nội bộ NATO đang được mổ xẻ thì EU cho ra đời quân đội riêng, qua đó đã minh chứng mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ – EU không dễ hoá giải.

Đồng minh không còn sợ Mỹ, cho dù họ đang nhờ Mỹ- NATO thực sự đối mặt nguy cơ phân rã.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới