Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNga can thiệp châu Âu: Thủ tướng Anh hành động mâu thuẫn

Nga can thiệp châu Âu: Thủ tướng Anh hành động mâu thuẫn

Quan chức Anh vừa thăm Moscow, vừa cảnh báo Nga hứng đòn dân chủ phương Tây.

Ngày 13/11, Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại một sự kiện ở London đã tố cáo chính quyền Nga tìm cách gây tổn hại cho xã hội dân chủ ở châu Âu bằng sáp nhập bán đảo Crimea, dính líu xung đột ở miền Đông Ukraine hay thực hiện tấn công mạng và gây chia rẽ.

RT dẫn lời Thủ tướng May cho rằng Nga đã “can thiệp vào các cuộc bầu cử và xâm nhập vào Bộ Quốc phòng Đan Mạch, Quốc hội Đức và nhiều quốc gia khác”.

Bà May cũng tố Nga can thiệp vào các chiến dịch gián điệp liên tục và làm gián đoạn an ninh mạng, tạo những tin tức giả mạo và hình ảnh quảng cáo để gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ châu Âu và phá hoại tổ chức.

Thủ tướng May khẳng định: “Hợp tác kinh tế mới và toàn diện mà chúng ta đang tìm kiếm sẽ củng cố cho cam kết chung của chúng ta đối với nền kinh tế mở và các xã hội tự do. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đang đối mặt với người tìm cách để làm suy yếu các hợp tác này. Trong số đó đáng kể, tất nhiên là Nga”.

Thủ tướng Anh cảnh báo: “Chúng tôi biết bạn đang làm gì. Và sẽ không thành công đâu”.

Bà May nói thêm rằng Nga không nên đánh giá thấp sự ổn định và cái mà bà nhấn mạnh là “sự ổn định lâu dài” của xã hội phương Tây.

Bà cho rằng, hiện nay nước Nga dần trở nên “đa-zi-năng” khi có thể hùng biện mọi thứ quy về kiểu “quan hệ thời Chiến tranh Lạnh” trước các đối tác châu Âu.

Do đó, nữ Thủ tướng thúc giục tất cả các nước phương Tây xây dựng một mặt trận đoàn kết để đối đầu với một nước Nga “đa-zi-năng” như vậy.

Nữ Thủ tướng cảnh báo: “Anh sẽ làm mọi thứ cần thiết để tự bảo vệ mình, và làm việc với các đồng minh của mình để cân bằng sức mạnh chống lại Nga. Đó là lý cho chúng tôi thực hiện cải cách NATO để liên minh quan trọng này có thể ngăn chặn một cách tốt hơn và để đối đầu với các hoạt động thù địch ở Nga. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi tăng lực lượng quân sự và hỗ trợ kinh tế của mình tới Đông Nam Ukraine”.

“Chúng ta không muốn quay trở lại Chiến tranh Lạnh, hoặc ở trong tình trạng cuộc đối đầu vĩnh viễn, tuy nhiên điều đó sẽ không xảy ra nếu Nga chịu chơi theo luật” – Thủ tướng Anh nhấn mạnh.

Song sau khi chỉ trích Nga với đầy đủ các “tội danh”, Thủ tướng Anh lại thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Anh tới Moscow.

“Mặc dù phải thận trọng, chúng tôi cũng muốn tương tác. Đó là lý do vì sao Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson sẽ tới thăm Moscow trong thời gian tới” – bà May thông báo.

Chiêu khích tướng Nga hay kêu gọi EU ủng hộ?

Tuyên bố mới của Thủ tướng Anh đưa ra hàng loạt các cáo buộc đối với Nga mà theo như Thư ký báo chí của Tổng thống Nga – ông Dmitry Peskov thì “chẳng đi kèm một ví dụ hay bằng chứng nào” và chứng tỏ nó “vô căn cứ”, “nghiệp dư”.

Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhiều lần nói rằng ông quá mệt mỏi khi nghe các báo cáo về “sự can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử ở đâu đó”.

Đặc biệt, tuyên bố cũng như chuyến thăm của Ngoại trưởng Boris Johnson tới Moscow cũng được đưa ra trong thời điểm ở Anh dấy lên các cáo buộc Nga can thiệp khiến Brexit xảy ra và Mỹ thì tăng cường các trừng phạt vì Nga can thiệp bầu cử.

RT bình luận, khi Anh đang tìm cách rời khỏi EU với các thiệt hại kinh tế thấp nhất, có thể thấy động thái chỉ trích “mối đe dọa Nga” được xem là một lập luận duy nhất cho mối quan hệ giữa Anh và phần còn lại của khối EU.

Nga can thiep chau Au: Thu tuong Anh hanh dong mau thuan
Bức hình nộm Thủ tướng Theresa May nhận nhiệm vụ Brexit như tự đưa nước Anh xuống dốc.

Chưa kể uy tín của Thủ tướng Anh cũng bị giảm sút sau khi 40 thành viên thuộc Đảng của bà May đã ký vào đơn yêu cầu bà Theresa May từ chức.

Đặc biệt là bà May kêu gọi sự liên hiệp của châu Âu chống lại Nga khi 23 thành viên của Liên minh châu Âu ký kết thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO) nhằm vực dậy kế hoạch phòng thủ châu Âu, bị dậm chân tại chỗ từ 60 năm qua.

EU đã rục rịch lên khung về PESCO từ năm 2016 trong thời điểm Anh rời khỏi EU (còn gọi là Brexit) và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mỹ khi đó là ông Donald Trump, nay đã là Tổng thống Mỹ, chỉ trích các thành viên châu Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không thực hiện được cam kết về chi tiêu quốc phòng.

PESCO được ca ngợi sẽ giúp tăng cường hiệu quả của quân sự châu Âu bằng việc loại bỏ dư thừa, hiện đại hóa thu nhận quốc phòng và đẩy mạnh hậu cần qua các trung tâm rải rác khắp lục địa. PESCO đồng thời có ý định tổ chức huấn luyện chung. Những chi tiết được RT đánh giá có nhiều trùng hợp với nỗ lực của NATO để cải thiện đóng góp của các đồng minh châu Âu.

Bối cảnh liên hệ giữa châu Âu và Nga cũng như tiến trình Brexit đặt trong tuyên bố của Thủ tướng Anh Theresa May càng khiến chúng không chỉ đơn thuần là nhưng lời cáo buộc.

RELATED ARTICLES

Tin mới