Mỹ và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung, bao gồm sự tham gia của 3 tàu sân bay Mỹ, vào thứ Bảy (11/11), mà theo các quan chức quân sự là cảnh báo rõ ràng đến Triều Tiên.
Dự kiến, Nhật Bản và Mỹ sẽ cùng sản xuất để triển khai những tên lửa này từ tài khóa 2021.
Việc các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA được triển khai ở 2 hệ thống Aegis Ashore do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, sẽ giúp Nhật Bản bảo vệ toàn bộ lãnh thổ trước các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Tên lửa SM-3 Block IIA có khả năng đánh chặn các tên lửa ở độ cao trên 1.000km. Đây là sự cải thiện đáng kể so với các mô hình hiện tại chỉ trong giới hạn vài trăm km.
2 hệ thống Aegis Ashore sẽ giúp Nhật Bản lấp các lỗ hổng an ninh mà các hệ thống phòng thủ tên lửa được lắp đặt trước đó ở nước này là hệ thống Aegis được bố trí trên tàu và hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot (PAC-3) không bảo vệ được.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng đang xem xét sở hữu khả năng bắn hạ các tên lửa hành trình được phóng từ máy bay tiêm kích hoặc tàu chiến. Do các máy bay ném bom cũng như các máy bay quân sự khác của Trung Quốc và Nga thường xuyên hoạt động gần Nhật Bản nên khả năng trên có thể bảo vệ nước này không chỉ trước tình trạng khẩn cấp trên Bán đảo Triều Tiên.