Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐức nuôi tham vọng quân đội mới châu Âu chống Nga

Đức nuôi tham vọng quân đội mới châu Âu chống Nga

Lãnh đạo cơ quan tình báo Đức chỉ trích Nga là mối nguy tiềm ẩn, đối phó bằng liên minh quân sự mới.

Hôm 15/11, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) Bruno Kahl đã lên tiếng cảnh báo các mối nguy từ phía Nga trong việc hiện đại hóa quân đội để làm suy yếu châu Âu.

Theo Reuters dẫn lại lời ông Bruno Kahl phát biểu trong một cuộc họp tại trụ sở cơ quan này rằng, Nga nên được xem xét là “mối nguy tiềm ẩn” chứ không phải là một đối tác trong việc xây dựng an ninh châu Âu.

Dẫn các bằng chứng về sự hiện đại của lực lượng vũ trang Nga được thể hiện trong cuộc tập trận quân sự chung lớn mang tên Zapad 2017 với Belarus vài tháng trước. Cuộc tập trận diễn ra trong suốt chiều dọc biên giới với các nước thành viên Baltic của châu Âu.

“Trong toàn bộ khu vực quân sự ở phía tây, phía Nam, phía Bắc, phạm vi của lực lượng vũ trang Nga đã đạt đến tầm cao mới”- ông Kahl nói.

Ông Kahl cho rằng, mức độ hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này đang ở mức đáng báo động.

Lãnh đạo cơ quan tình báo Đức nhấn mạnh, Điện Kremlin đang nhắm đến giấc mộng lãnh đạo châu Âu một lần nữa.

“Nói một cách rõ ràng: Thay vì một đối tác cho an ninh châu Âu, chúng ta đang có một nguy cơ tiềm ẩn là Nga.

Nga đang trở lại làm một diễn viên chính trị thế giới và sẽ là một người hàng xóm không thoải mái” – ông Kahl nêu rõ.

Lãnh đạo Tình báo Đức nhấn mạnh, Đức, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cần bắt buộc theo sát các nhiệm vụ tình báo với đối tác Mỹ, coi đó là một phần thiết yếu trong việc duy trì quyền lực châu Âu trên lãnh thổ của mình.

Ông Kahl cũng không quên ca ngợi rằng, Mỹ là quốc gia duy nhất có quân đội đóng quân trên 3 mặt trận địa chính trị quan trọng nhất trên thế giới: Đông Âu, Vịnh Ba Tư và Đông Á.

Người đứng đầu cơ quan tình báo Đức nhận định, Mỹ có khoảng 34.000 binh lính đóng quân ở Đức và nó thể hiện mức độ hợp tác chặt chẽ về an ninh giữa Berlin và Washington vẫn tồn tại. Chỉ có Mỹ mới có thể giúp châu Âu trong vài năm tới đối trọng với Nga trên các mặt trận ở biên giới.

Cảnh báo về mối nguy hiểm của Nga của lãnh đạo cơ quan tình báo Đức tiếp nối các nỗ lực thời gian qua của châu Âu trong việc đánh giá sự can thiệp của Moscow trên các mặt trận chính trị, dân chủ, quân sự…

Duc nuoi tham vong quan doi moi chau Au chong Nga
Châu Âu phòng vệ trước mối lo từ phía Nga.

Hôm 13/11, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến thêm một bước nữa trong lộ trình xây dựng liên minh quân sự riêng bằng việc thông qua hiệp ước quốc phòng chung Cơ chế hợp tác thường xuyên (PESCO).

Đây được coi là một giải pháp cho nền quốc phòng của châu Âu nhằm loại bỏ các dư thừa và tinh giản các thương vụ quốc phòng, tăng cường mạng lưới vận chuyển rộng khắp khu vực. Ngoài ra các dự án thuộc PESCO còn nhằm mục đích xây dựng chương trình đào tạo chung của lực lượng quân đội.

Cơ chế liên minh quân sự mới bên cạnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của châu Âu cho thấy các nỗ lực của EU trong việc đối phó với mối nguy từ bên ngoài, đặc biệt là Nga.

Sự ra đời của liên minh PESCO được cho là bước đi nâng cấp và hiện thực hóa kêu gọi của Trung tướng Ben Hodges – Chỉ huy đội quân Mỹ tại châu Âu khi cho rằng, một “Schengen quân sự” ở châu Âu là rất cần thiết để kiềm chế Nga.

Theo lời viên tướng Mỹ, khi vận chuyển vũ khí và hàng quân sự qua biên giới các nước châu Âu cần phải có hiệu lực  của quy tắc đặc biệt cho phép điều chuyển lực lượng NATO nhanh chóng hơn.

Tướng Hodges tuyên bố: “Liên minh phải có khả năng di chuyển mau lẹ, thậm chí là nhanh hơn lực lượng vũ trang Nga nếu chúng ta muốn tiềm năng kiềm chế của chúng ta đạt hiệu quả”.

Châu Âu đã gia tăng các lo ngại về sự ủng hộ của Mỹ đối với NATO kể từ khi ông Donald Trump làm Tổng thống Mỹ.

Khi ông Trump còn là một ứng cử viên chạy đua chiếc ghế Nhà Trắng, ông đã từng chỉ trích NATO là vô dụng và các thành viên châu Âu không nộp đủ nghĩa vụ tài chính để có được sự hỗ trợ lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh.

Với lo ngại về tính hiệu quả của NATO mà vẫn đảm bảo việc thiết lập một cơ chế “Schengen quân sự”, PESCO ra đời đã thể hiện phần nào sự chuẩn bị của mình để đối phó với mối lo từ phía bên giới phía Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới