Sunday, June 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiDừng "công kích" TQ ở Biển Đông, Nhật Bản muốn gì?

Dừng “công kích” TQ ở Biển Đông, Nhật Bản muốn gì?

Thủ tướng Nhật Bản phớt lờ chỉ trích Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN diễn ra tại Manila; ASEAN kêu gọi không quân sự hóa Biển Đông là những thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông.

Nhật Bản ngừng chỉ trích Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Nhiều dấu hiệu cho thấy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn cải thiện mối quan hệ song phương cũng như tiến tới nối lại cuộc họp thượng đỉnh 3 bên với Hàn Quốc để tìm hướng giải quyết mối đe dọa chung là Triều Tiên.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong thời gian tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tỏ ra vô cùng thận trọng và không còn nhắc tới những vấn đề liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Về phần mình, các quan chức Trung Quốc cũng đã kêu gọi Bắc Kinh và Tokyo cùng xây dựng mối quan hệ theo chiều hướng tích cực.

Giới phân tích Trung Quốc nhận định, căng thẳng giữa Trung – Nhật hiện đã giảm do hai nước đang cùng quan tâm tới vấn đề Triều Tiên. Song Trung Quốc đang đợi xem sự “xuống nước” của Tokyo liệu có biến thành chính sách thân thiện với Bắc Kinh hay không.

Bởi trong 5 năm nhiệm kỳ đầu tiên, Thủ tướng Abe đã nhiều lần nhắc tới vấn đề Biển Đông cũng như chỉ trích hành động bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển chiến lược này. Nhưng khác với trước đây, ông Abe lại có sự im lặng bất thường khi tham dự hội nghị ASEAN diễn ra ở Manila.

Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song nhiều nước ở khu vực trong đó có Philippines đang có những động thái thắt chặt quan hệ với Tokyo để đối phó trước sự trỗi dậy mạnh mẽ từ Trung Quốc. 

Còn khi kết thúc chuyến thăm tới Manila, ông Abe cho hay cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đưa mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới. Ngoài ra, nhà lãnh đạo hai nước cũng sẽ thực hiện các chuyến thăm tới nước bạn trong năm tới.

Trong cuộc thảo luận với ông Abe, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bày tỏ mong muốn Nhật Bản sẽ phối hợp với Trung Quốc để cải thiện mối quan hệ song phương và không quên nhấn mạnh, Tokyo cần tôn trọng lịch sử. Trước đó, ngay cả nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã nhấn mạnh ý kiến tương tự trong cuộc gặp với Thủ tướng Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Đà Nẵng.

Việc Bắc Kinh và Tokyo cải thiện quan hệ sẽ giúp hai bên tiến tới đàm phán với Seoul về phương thức giải quyết mối đe dọa từ chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

 Hội nghị giữa ba nước từng được lên kế hoạch diễn ra hồi tháng Bảy nhưng lại bị hoãn vì Trung Quốc phản đối Tokyo và Seoul triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ quốc gia. 

Chuyên gia  Lian Degui tại Đại học Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nhấn mạnh, ông Abe đã học hỏi Tổng thống Mỹ Donald Trump khi gạt vấn đề Biển Đông sang một bên.

“Ông Trump đã chú trọng tới lĩnh vực thương mại và giành được nhiều thỏa thuận kinh tế với Trung Quốc. Về phần mình, ông Trump cũng không nhắc tới vấn đề tranh chấp Biển Đông. Do đó, Nhật Bản đã không đề cập tới chủ đề này”, ông Lian nói.

Còn theo chuyên gia Lu Yaodong tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ theo dõi sát sao liệu Thủ tướng Abe có hành động như đã nói.

“Tôi cho rằng Nhật Bản sẽ không từ bỏ vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp quốc tế. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian khi nào Nhật Bản sẽ lại đề cập tới”, ông Lu chia sẻ.

ASEAN kêu gọi “không quân sự hóa” Biển Đông

Tuyên bố được Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte với tư cách chủ tịch ASEAN công bố hôm 16/11 đã nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc không quân sự hóa Biển Đông” để xóa tan căng thẳng liên quan tới những tranh chấp chủ quyền tại vùng biển chiến lược có giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD/năm này.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông. 

Tờ Straits Times cho biết theo tuyên bố của ông Duterte, các nhà lãnh đạo ASEAN “một lần nữa nhấn trí về quan trọng của hoạt động duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn hàng hải cũng như tuân thủ các quy tắc an ninh về tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền đơn phương như cải tạo và xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đồng thời xây thêm đường bay, nhà kho chứa vũ khí và cơ sở hạ tầng trái phép ở những khu vực này. 

Đặc biệt, Trung Quốc đã đưa các chiến đấu cơ đa nhiệm J-10 cùng tên lửa hành trình chống hạm YJ-62 và tên lửa đất đối không HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam). Phạm vi hoạt động của máy bay và tên lửa Trung Quốc có thể vươn tới tỉnh Palawan, phía tây Philippines và cả thủ đô Manila.

Hôm 13/11, lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã thông báo về việc các bên đồng thuận tiến hành thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn những tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này biến thành xung đột quân sự. Các cuộc đối thoại về COC sẽ được bắt đầu vào đầu năm tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới