Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đang mơ ngủ tại Trung Đông, Nga đã đến!

Mỹ đang mơ ngủ tại Trung Đông, Nga đã đến!

Thế giới luôn vận động biến đổi, do đó không một chiến lược nào, hệ thống nào tồn tại, phù hợp mãi với thời gian

Lâu nay, Mỹ chỉ ngủ gà gật tại Trung Đông nên không có một chiến lược trung hạn, dài hạn nào hết. Cuộc chiến tại Syria đã chứng minh điều đó…

Mỹ hết ủng hộ nhóm lực lượng này đến nhóm lực lượng khác, kế hoạch A, B, C…trong khi các thỏa thuận ngoại giao luôn thay đổi không thống nhất giữa Nhà Trắng với Lầu Năm Góc, CIA khiến Nga mỉa mai rằng “một chính quyền mất khả năng thỏa thuận”.

Điều đó bộc lộ Mỹ bị động đối phó với Nga trong cuộc chiến Syria và Trung Đông vì ngủ quên trên chiến thắng sau cuộc chiến tranh lạnh.

Trục lợi kinh tế từ chiến tranh, gây hỗn loạn, đã cáo chung!

Tiến hành chiến tranh để thu lợi nhuận và hiện nay gây hỗn loạn khu vực để trục lợi của quân đội nhà nghề Đế quốc như trong thời gian qua đã cáo chung khi cấu trúc quyền lực thế giới đã phân cực.

Trung Đông là một thực tế hùng hồn…Tại đây, khi Mỹ đã đang mơ màng thì người Nga đã đến.

Phải công nhận là kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, từ khi Mỹ lên ngôi bá chủ thế giới thì cách làm giàu của Mỹ là dựa vào sức mạnh quân sự, dựa vào sự “hỗn loạn có điều khiển” mà Mỹ gây ra mà không hề có một chiến lược kinh tế khác nào liên quan đến sự phát triển cho khu vực.

Trung Đông là một ví dụ điển hình. Khi quyền lực của Mỹ áp đặt tại Trung Đông bị Nga thách thức, Mỹ mất quyền kiểm soát thì chính là lúc các chính sách kinh tế dựa vào quyền lực, sức mạnh, hỗn loạn của Mỹ cũng hết tác dụng ngay và luôn.

Khi Nga nằm trong một vị trí độc nhất như là một nhà môi giới và đối tác an ninh được kính trọng trong hầu hết các khu vực Trung Đông, khi chiến lược “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đi qua hầu hết khu vực là một kế hoạch kinh tế khổng lồ, tiềm năng đầy quyến rũ…

Cả Syria và Iran đều nằm trên bản đồ One Belt-One Road (một vành đai, một con đường). Như vậy, nguồn gốc quá cảnh từ Đông Á đến Trung Đông sẽ tác động tích cực không chỉ đến Syria và Iraq mà còn cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều này xảy ra vào thời điểm khi chính phủ ở Baghdad vẫn cam kết quan hệ tốt đẹp với cả Tehran và Damascus là nhờ sự thay đổi chế độ bất hợp pháp của Mỹ ở Iraq bắt đầu từ năm 2003 đã tạo ra một thuận lợi ngoạn mục cho Trung Quốc khi Mỹ biến Iraq vốn là một kẻ thù của Iran lại trở nên thân thiện với Iran, Syria khiến Trung Quốc càng có cơ hội dễ dàng hơn.

Trong khi Mỹ ngược lại, đã không đưa ra bất kỳ tư duy ban đầu nào liên quan đến tương lai kinh tế của Trung Đông. Kinh doanh làm ăn của Mỹ dựa trên sự áp đặt, không công bằng…thì các quốc gia Trung Đông sẽ theo ai?

Theo Mỹ khi Mỹ không có một chiến lược kinh tế dài hạn nào khi cái “gậy Mỹ” đã hết công lực là một điều vô lý trong các tùy chọn của các quốc gia Trung Đông. Và đó cũng là lời cáo chung cho “chính sách kinh tế thuộc địa” thế kỷ XXI của Mỹ.

 Cục diện Trung Đông, kẻ đắng cay, người cay đắng!

My dang mo ngu tai Trung Dong, Nga da den!  
Không chỉ là có nghề tình báo, Putin còn là tay “bậc thầy về năng lượng thế giới”

Chúng ta không đề cập đến địa chính trị, địa quân sự dưới ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông vì đã có quá nhiều đánh giá về vấn đề này trên báo chí trong nước và ngoài nước, ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến địa kinh tế, vấn đề có tính quyết định đến chính trị và quân sự tại Trung Đông.

Có thể nói, Mỹ đã mất dần vai trò kinh tế tại Trung Đông, hệ thống petrodollar bị xâm hại, thách thức.

Trong hơn nửa thế kỷ, Arabia Saudi đã có thể tạo ra các động thái thị trường chỉ bằng nói một vài lời về quyết định trong cuộc họp của OPEC về khai thác, giá cả…là mang lại cho nhà Saudi hàng triệu, nếu không phải là hàng tỷ đô la lợi nhuận.

Nhà Saudi có thể áp đặt giá và trừng phạt các đối thủ, làm quá mức thị trường…vào các thành viên OPEC khác trong năm 1985-86, Venezuela năm 1998-1999 và giảm giá dầu kỷ lục nhằm đánh sập nền kinh tế Nga theo lệnh trừng phạt Nga của Mỹ-EU năm 2014-2015…

Bây giờ tình hình đã thay đổi. Các cuộc họp của OPEC vẫn ảnh hưởng đến giá cả, nhưng không phải ảnh hưởng đó đến từ Arabia Saudi, mà ảnh hưởng đến từ một nước không thuộc OPEC: về Nga, và cụ thể hơn về Vladimir Putin.

Kể từ khi thỏa thuận Nga đạt được với OPEC nhằm giảm nguồn cung trong năm ngoái, ông Putin đã trở thành người có ảnh hưởng nhất trong nhóm (Bloomberg) và, “Putin giờ đây đã trở thành một bậc thầy năng lượng thế giới” (New York).

Đối với Arabia Saudi, phải buộc chia sẻ các quyết định khai thác với Nga, một đồng minh của Iran, kẻ thù không đội trời chung của Saudi trong cuộc nội chiến Syria, là một viên thuốc đắng. Đắng không chỉ với Arabia Saudi mà đắng cả cho Mỹ.

Đừng nghĩ rằng Nga muốn giá dầu tăng cao, không phải vậy. Chủ tịch của Lukoil Nga, ông Vagit Alekperov cho biết: “Cá nhân tôi sợ cả giá dầu thấp và giá rất cao. Tôi không muốn giá 60-70USD, điều này có thể dẫn tới những kết quả tương tự như năm 2014. Do đó, cần phải ký kết hợp đồng đúng thời hạn, nhưng cũng phải bắt đầu từ nó để thị trường không trở nên khan hiếm…”

Đó là lý do vì sao khi nhà Saudi muốn công bố việc mở rộng cắt giảm vào cuối năm 2018 để tăng giá dầu, nhưng các quan chức Nga cho biết họ muốn chờ đợi và đưa ra quyết định vào tháng 3/2018 tại OPEC-Vienna sau khi bầu cử xong tổng thống Nga.

Trong khi đó, Trung Quốc, Nga và Iran đã cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Syria trong cuộc xung đột quân sự. Do đó, họ, cũng như Mỹ tại Iraq năm 2003, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tái thiết Syria.

Hiện đã được xác nhận rằng Trung Quốc sẽ đầu tư 2 tỷ đô la để xây dựng lại Syria và điều này chỉ có thể là sự khởi đầu.

Syria, một đầu mối “giao thông năng lượng” quan trọng từ Trung Đông đi các nơi…là nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu hơn 6 năm tại đây dưới sự can thiệp của Mỹ-NATO cùng các quốc gia vùng vịnh như Arabia Saudi, Qatar, UEA…để “khống chế đầu mối” này.

Tuy nhiên, kết quả là Syria vẫn thuộc ảnh hưởng của Nga-Iran và nó đã thay đổi tất cả…kinh tế, chính trị, quân sự tại Trung Đông.

Sự thay đổi này liệu có đem lại cho Trung Đông một cục diện có lợi hay một cuộc chiến mới xảy ra? Điều này phải phụ thuộc vào chính sách “hậu chiến Syria” của Mỹ như thế nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới