Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLý do Châu Âu "khiếp đảm" đầu tư từ TQ?

Lý do Châu Âu “khiếp đảm” đầu tư từ TQ?

Những lo ngại của Brussels về đầu tư của Trung Quốc không phải là không có cơ sở, khi thời gian gần đây Bắc Kinh đã dần “xâm chiếm” châu Âu mà không gặp phải trở ngại nào.

Có quá nhiều e ngại. Đó là phản ứng của Brussels tại hội nghị thượng đỉnh của các nước Đông Âu và Trung Quốc “16 + 1”, được tổ chức tại Budapest. Các đại biểu và quan chức EU đã không giấu nổi sự “sợ hãi”. Nhiều người đã ngay lập tức nhớ lại dự đoán của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel hồi tháng Chín ông cảnh báo các đồng nghiệp của mình, rằng vì sự “bành trướng của Trung Quốc” mà EU có thể bị tan vỡ.

“Đường một chiều” đến EU

Hội nghị thượng đỉnh “16 + 1” lần này–là hội nghị lần thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, trong chương trình nghị sự của cuộc họp gần đây, cũng giống như tất cả các cuộc họp trước là thảo luận về dự án “Vành đai- Con đường”. Để thực hiện dự án, Bắc Kinh dự định tập hợp 16 quốc gia Đông Âu, trong đó có 11 nước EU và 5 nước Balkan không nằm trong liên minh.

“16 + 1” bao gồm: Albania, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, cộng với Trung Quốc.

Phát biểu tại Budapest, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hứa với các đối tác khoản đầu tư trị giá hàng tỉ USD, trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển các công nghệ tiên tiến và các nguồn năng lượng tái tạo.

 Hiện tại, khoảng 3 tỉ USD được đầu tư vào phần dự án châu Âu, trong đó 2tỷ USD sẽ được nhận thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và một phần khác trong chương trình hợp tác đầu tư.

“Sự hợp tác của chúng tôi rất cởi mở và minh bạch, chúng tôi đảm bảo rằng nó sẽ phát triển cả trong khuôn khổ quan hệ giữa Trung Quốc và EU mở rộng”, ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh.

Chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Hungary Victor Orban, đã gọi sự đầu tư của Trung Quốc là “một cơ hội tuyệt vời”, và “sẽ đem lại lợi ích cho toàn bộ châu Âu”. Ông nói: “Thế giới đang thay đổi, và Trung Quốc có tất cả các phương tiện để mang lại cho châu Âu một sự phát triển mà các nguồn lực của EU không thể thực hiện được”.

Và bây giờ không chỉ Đông và Trung Âu, mà chiếc bánh Trung Hoa ngon lành đã được bày ra trước phương Tây. Áo đang quan tâm một cách thực sự nghiêm túc: tầng lớp doanh nhân mong muốn “đường một chiều” đi qua đất nước họ. Phòng kinh tế Vienna và công ty đường sắt Áo ÖVV chủ động đề xuất với các cơ quan chức năng tham gia dự án.

Điều này làm Brussels rối loạn nghiêm trọng. Có lo sợ rằng thông qua “Cổng phía Đông”, Trung Quốc sẽ tham gia vào Liên minh châu Âu và sẽ nắm giữ hoàn toàn sáng kiến ở châu Âu. Không chỉ về kinh tế, mà còn về chính trị.

Vì sao châu Âu e ngại đầu tư từ Trung Quốc

Ai mới là nhạc trưởng?

Kể từ năm 2012, các công ty Trung Quốc với sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước đã công bố đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp ở Trung và Đông Âu với số tiền 15 tỷ USD. Số tiền tương đối nhỏ, thậm chí là so với các cơ cấu quỹ của EU, mà trong giai đoạn 2010-2014 họ đã định đầu tư khoảng 80 tỷ Euro chỉ ở Ba Lan. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây tin rằng, với Bắc Kinh số tiền đó không chỉ quan trọng đối với16 nước đối tác, mà là cơ hội cho chính họ bước vào không gian châu Âu.

 Cơ hội để Trung Quốc đầu tư vào sự phát triển của các quốc gia – thành viên của EU được giới hạn bởi yêu cầu về quy định, đặc biệt là điều khoản về ổn định và tăng trưởng, liên quan đến chính sách thuế và ngân sách. Một vấn đề nữa là – các nước Balkan như Serbia, Montenegro, Bosnia và Herzegovina, vốn không phải thành viên của Liên minh châu Âu, và cũng không tuân theo các quy tắc của họ. Bắc Kinh đã có một số tích cực và thành công: tại Serbia, người Trung Quốc không gặp vấn đề gì khi mua lại một số công ty, tài trợ việc xây dựng đường, cầu cống, đường sắt và các cơ sở năng lượng. Trong năm 2015, China Pacific Construction Group đã ký kết thỏa thuận để xây dựng một đường cao tốc giữa Montenegro và Albania với số tiền trị giá ba tỷ Euro.

Cứ thế, từng bước một Đế Chế Trung Hoa tiếp tục tiến vào châu Âu. Theo số liệu từ tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức và tạp chí kinh tế Hungary Polgari Szemle, trong bảy năm qua,Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các nước hàng đầu EU, mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào từ Brussels. Sau đây là một số trong những giao dịch đó.

Năm 2010 – nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely đã mua lại Volvo của Thụy Điển. Số tiền giao dịch là 1,5 tỉ USD.

Năm 2011 – Tập đoàn Three Gorges Corporation (CTG) mua 21,3% cổ phần của công ty điện Bồ Đào Nha Energias de Portugal. Số tiền giao dịch là 3,51 tỷ USD.

Năm 2011 – Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) đã trở thành chủ sở hữu của một cổ phần 30% trong công ty năng lượng Pháp GDF Suez. Số tiền giao dịch là 3,24 tỷ USD.

Năm 2011 – tập đoàn công nghiệp Wanhua đã mua công ty hóa chất Hungary Borsod Chemicals. Số tiền giao dịch là 1.552 tỷ USD.

Năm 2011 – Tổng công ty Petro Corporation của Trung Quốc mua 50% cổ phần trong công ty hóa chất Anh INEOS. Số tiền giao dịch là 1,015 tỷ USD.

Năm 2012 – nhà sản xuất thực phẩm Brightfoods đã trở thành chủ sở hữu của một cổ phần 60% trong thương hiệu Muesli của Anh Weetabix. Số tiền giao dịch là 1,94 tỷ USD.

Năm 2012 – tập đoàn năng lượng khổng lồ Sinopec đã mua 49% cổ phần trong công ty năng lượng Talisman của Anh. Số tiền giao dịch là 1,5 tỉ USD.

Từ năm 2012 đến năm 2014, các công ty Trung Quốc đã chi 10.881 tỷ USD cho hoạt động mua lại các công ty ở châu Âu. Các giao dịch đã được ký kết ở Tây Ban Nha, Đức, Hungary, Ý, Anh và Hà Lan. Đứng vị trí đầu tiên về đầu tư trực tiếp làVương quốc Anh, nước này từ năm 2010 đến năm 2014 đã nhận từ Bắc Kinh 12.212 tỷ EU. Thứ hai là Bồ Đào Nha với 5.138 tỷ và thứ ba là Pháp, với 5.902 tỷ USD.

Rõ ràng, nỗi lo sợ không chỉ của Brussels, mà còn của cả một số nước châu Âu không phải là vô căn cứ. Sự đầu tư của Đế chế Trung hoa đã trở thành “một quả táo”gây ra bất đồng. Không phải là ngẫu nhiên khi ông Sigmar Gabriel đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng khái niệm “châu Âu thống nhất”.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức đã cảnh báo: “Nếu chúng ta không thể phát triển một chiến lược thống nhất đối với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ có thể thành công trong việc chia rẽ châu Âu”.

RELATED ARTICLES

Tin mới