Sunday, November 10, 2024
Trang chủĐiểm tinThan chất thành núi: Triều Tiên khốn đốn vì bị TQ siết...

Than chất thành núi: Triều Tiên khốn đốn vì bị TQ siết cấm vận, công ty Nga mừng bội thu

Trung Quốc nhập tới 22 triệu tấn than đá của Triều Tiên, trị giá khoảng 1.2 tỉ USD, trong năm 2016. Nhưng năm nay, mọi chuyện đã thay đổi.

Một tàu hàng chở than tại lễ khai trương bên tàu mới trong cảng Rajin của Triều Tiên, tháng 7/2014 (Ảnh: Reuters/Yuri Maltsev)

Những hàng rào cao 3m với dây thép gai phía trên, bao quanh khu cảng biển của Triều Tiên, là “tiền tuyến” để chứng kiến tác động của lệnh cấm vận Liên hợp quốc đối với nước này, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu than đá.

Lượng than đá, ban đầu dự kiến bán cho Trung Quốc, nay “chất cao như núi” đằng sau các hàng rào của cảng Rajin và chưa có đầu ra.

Tại một bến tàu ngay cạnh đó, khoảng 2 triệu tấn than từ Nga được chuyển tới bằng tàu hỏa và đã được chuyển tiếp tới Trung Quốc bởi RasonConTrans – hãng vận hành cảng của Nga. Hoạt động của đơn vị này được miễn trừ khỏi các biện pháp cấm vận của Hội đồng bảo an LHQ, trong khi phía Triều Tiên hy vọng thông qua đơn vị này để “lách luật” trừng phạt.

“Họ (Triều Tiên) yêu cầu nhưng chúng tôi đã từ chối,” Phó giám đốc Roman Minkevich củaRasonConTrans nói. Ông cho hay, than đá do Triều Tiên khai thác chất đống ở kho cảng Rajin là bằng chứng doanh nghiệp này đã tuân thủ quy đinh.

“Đằng sau hàng rào là than Triều Tiên, số hàng này bị cấm vận và do đó chúng vẫn nằm đây.”

Ông Minkevich từ chối tiết lộ danh tính những người đã yêu cầu công ty của ông cho than Triều Tiên vượt rào, mà chỉ nói rằng có “nhiều người khác nhau”.

Hội đồng chuyên gia LHQ về Triều Tiên nêu trong báo cáo hồi giữa năm nay, rằng Triều Tiên “cố ý sử dụng các kênh gián tiếp để xuất khẩu những mặt hàng bị cấm”.

Trong nhiều năm qua, giao dịch than đá với Trung Quốc là một trong những nguồn thu chủ chốt của CHDCND Triều Tiên. Năm 2016, Trung Quốc – đối tác kinh tế chính của Triều Tiên – đã nhập khẩu 22 tấn than, trị giá 1.2 tỉ USD.

Nhưng trong khi Bắc Kinh khẳng định đã ngừng nhập than Triều Tiên, hoạt động kinh doanh của RasonConTrans lại bùng nổ. Kể từ khi đi vào vận hành năm 2015, doanh số của họ đã tăng gấp đôi qua các năm. Ông Minkevich cho biết công ty hướng đến doanh số bán 3 triệu tấn than cho Trung Quốc trong năm tới, và đặt mục tiêu 5 triệu tấn trong tương lai.

RasonConTrans có khoản 3-6 chuyến hàng mỗi tháng từ cảng Rajin. Bến tàu số 3 của họ, cho phép đậu tàu dài đến 180m và tải trọng 50.000 tấn than. Phần lớn các tàu từ đây đi tới thành phố cảng Thượng Hải, Trung Quốc.

Theo Minkevich, việc sử dụng nguồn lao động Triều Tiên, đặc biệt trong các công việc có tính lặp lại ở bến cảng hay công xưởng, tại cảng Rajin có chi phí thấp hơn nhân công tại các cảng của Nga tới 30-40%. Tại đây có khoảng 300 nhân sự người Triều Tiên và 110 nhân viên người Nga.

Các công ty đối thủ của RasonConTrans ở bờ biển Thái Bình Dương của Nga cũng chạy đua quyết liệt để cung ứng than do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

RasonConTrans còn là minh chứng cho mối hợp tác Nga-Triều. Bức ảnh cố lãnh đạo Kim Jong Il gặp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva năm 2001 vẫn được treo trong văn phòng của họ tại Rajin. Phía Nga sở hữu 70% cổ phần công ty, còn cảng Rajin – đại diện cho Triều Tiên – nắm 30%.

RasonConTrans là đơn vị đóng thuế nhiều thứ ba trong Đặc khu kinh tế (SEZ) Rason – khu kinh tế do Bình Nhưỡng thiết lập nhằm thu hút đầu tư thương mại tại vùng giao tiếp giữa Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới