Saturday, January 11, 2025
Trang chủĐiểm tinEU: Kinh tế TQ bị 'bóp méo' do can thiệp nhà nước

EU: Kinh tế TQ bị ‘bóp méo’ do can thiệp nhà nước

Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/12 ban hành các luật lệ mới nhằm siết chặt việc nhập khẩu hàng hoá quá rẻ, và nêu bật nền kinh tế Trung Quốc bị “bóp méo” do sự can thiệp nhà nước.

Một cơ sở sản xuất ở Kim Hoa, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Trong báo cáo 465 trang, Uỷ ban châu Âu (EC) kết luận Bắc Kinh có vai trò ảnh hưởng quyết định trong việc phân bổ nguồn lực, như đất đai hoặc vốn, và ảnh hưởng “rất quan trọng” đến giá cả của nhiều yếu tố sản xuất khác nhau.

Sau 2 năm tranh luận về vấn đề này, EU nhất trí rằng bán phá giá có nghĩa là bán hoặc xuất khẩu hàng hoá ở giá dưới mức nội địa đối với tất cả thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mà Trung Quốc là một thành viên.

Tuy nhiên, cơ quan này có cách tiếp cận khác với những trường hợp “bị bóp méo thị trường nghiêm trọng”, với một ngoại lệ được áp dụng với nhiều công ty Trung Quốc. Một vài công ty trong số này đang chịu các loại thuế nhập khẩu. Trong những trường hợp như vậy, châu Âu sẽ sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để tính toán ra một mức giá công bằng cho sản phẩm.

EC, cơ quan giám sát chính sách thương mại của 28 thành viên EU, cho biết các báo cáo thiết kế cho từng ngành nhằm hướng dẫn những nhà sản xuất EU muốn gửi đơn kiện. 

Năm 2016, Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên WTO phản đối một số nước châu Âu và Mỹ vì chính sách phòng vệ thương mại của các nước này. Bắc Kinh cũng yêu cầu được công nhận là một “nền kinh tế thị trường” bình thường vào cuối năm 2016.

Tuy nhiên, báo cáo của EC ngày 20/12 đưa ra nhận định cho rằng mô hình kinh tế Trung Quốc có sự khác biệt. Báo cáo cho rằng nhà nước Trung Quốc thiết lập và kiểm soát tất cả các khía cạnh của chương trình nghị sự kinh tế, với các ngân hàng được xem như công cụ để thực hiện, đặt trong một hệ thống tài chính “cứng nhắc và bóp méo” cũng như việc đối xử ưu đãi với các công ty nội địa.

Những công ty Trung Quốc trong các ngành chú trọng được nhận đất với giá thuê rất rẻ, thậm chí như miễn phí; sử dụng năng lượng giá rẻ; ưu tiên trong quyền tiếp cận vốn; chi phí vay thấp; giá nguyên liệu thô được kiểm soát chặt chẽ…

Trong khi Trung Quốc cam kết cắt giảm dư thừa sản xuất, báo cáo của EC cho rằng chính sách công nghiệp của nước này lại hướng đến điều ngược lại, và vốn do các công ty nhà nước đi đầu. Báo cáo sử dụng từ “bóp méo” và “can thiệp” lần lượt 92 và 95 lần để nhận định về nền kinh tế Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới