Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóngViệt Nam cải tạo đảo ở Biển Đông, không nhượng bộ TQ

Việt Nam cải tạo đảo ở Biển Đông, không nhượng bộ TQ

Cùng lúc Trung Quốc tiếp tục biến vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông thành các thực thể có khả năng duy trì các căn cứ không quân và hải quân, Việt Nam cũng đang nâng cấp các khu vực họ chiếm đóng.

Việt Nam đang nâng cấp các thực thế họ kiểm soát ở Biển Đông

Các ảnh do các vệ tinh DigitalGlobe chụp hồi tháng 9 cho thấy một số cơ sở mới, trong đó có thể có một ụ cạn, ở Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 680 km về hướng đông nam, có thể cho phép tàu thuyền ghé qua để bảo dưỡng và tuần tra trong thời gian dài hơn.

Tuy quy mô rất nhỏ nếu so với những gì Trung Quốc đang làm, điều này cho thấy Hà Nội muốn giữ đất ở tuyến đường thủy đang trong vòng tranh chấp, ngay cả khi điều đó có nguy cơ làm Bắc Kinh bực bội.

Việt Nam đã bồi đắp khoảng 120 mẫu Anh trên 10 đảo nhỏ kể từ năm 2014, theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á có trụ sở ở thủ đô Washington, Mỹ. Việt Nam đã kéo dài đường băng và tăng cường khả năng về radar và tuần tra.

Để so sánh, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh trên bảy thực thể ở quần đảo Trường Sa, xây dựng các cảng, hải đăng và đường băng, họ nói rằng chủ yếu là nhằm mục đích dân sự hoặc phòng thủ.

Trung Quốc đòi chủ quyền với hơn 80% Biển Đông, nơi có lượng thương mại toàn cầu khoảng 3,4 nghìn tỷ đôla qua lại. Tuyên bố của Trung Quốc chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan. Trong năm qua, Hà Nội đã trở thành nước có tiếng nói mạnh nhất chống lại các tuyên bố của Trung Quốc.

Theo Bill Hayton, một nhà nghiên cứu tại Viện Chatham, hoạt động nâng cấp mới nhất của Việt Nam ở Đá Tây diễn ra sau khi tin cho hay Trung Quốc đã gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngừng khoan tại một khu vực tranh chấp đã cho Repsol SA của Tây Ban Nha thuê.

Một điều khác cũng gây mâu thuẫn tiềm tàng giữa Hà Nội và Bắc Kinh là cuộc đàm phán được nối lại về Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên.

Mặc dù đã thông qua văn kiện khung dài một trang hồi tháng 8, trong đó kêu gọi các bên cam kết với các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Trung Quốc muốn bộ quy tắc này có tính tự nguyện, trong khi Việt Nam lại muốn nó có tính ràng buộc pháp lý.

RELATED ARTICLES

Tin mới