Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiChuyên gia Nga: Tàu ngầm Kilo là cột mốc lớn nhưng tàu...

Chuyên gia Nga: Tàu ngầm Kilo là cột mốc lớn nhưng tàu tuần tra Mỹ là bước ngoặt với VN

Chuyên gia Anton Tsvetov tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (Moscow) đã chia sẻ quan điểm về sự kiện mang tính bước ngoặt đối với quốc phòng Việt Nam trong năm 2017.

Q

Tín hiệu đa dạng hóa chính sách đối ngoại quốc phòng

Năm 2017 đã ghi nhận những dấu mốc đáng chú ý của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng.

Nga từ lâu đã là đối tác cung cấp trang thiết bị quân sự hàng đầu của Việt Nam. Trong năm 2017, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước có thêm bước phát triển mới, đánh dấu bằng sự kiện Việt Nam tiếp nhận thêm tàu ngầm Kilo thứ 6 và cặp tàu hộ vệ Gepard thứ hai từ Nga (chiếc thứ 4 đang trên đường về nước).

Trong khi đó, Mỹ được đánh giá là đối tác triển vọng mới của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng, sau khi cựu Tổng thống Barack Obama chính thức dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hồi năm ngoái.

Hai phía đã có bước khởi đầu tốt đẹp bằng thỏa thuận cung cấp tàu tuần duyên tải trọng cao lớp Hamilton và 6 xuồng tuần tra Metal Shark cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi về sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với quốc phòng Việt Nam năm 2017, ông Anton Tsvetov- chuyên gia về An ninh và Chính sách đối ngoại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược (tại Moscow) cho rằng, việc tiếp nhận thêm các tàu chiến hiện đại từ Nga, đặc biệt là tàu ngầm Kilo, đã đánh dấu một cột mốc lớn trong quan hệ đối tác Nga-Việt.

Tuy nhiên, theo ông, sự kiện mang tính bước ngoặt đối với quốc phòng Việt Nam trong năm 2017 là việc Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận tàu tuần duyên tải trọng cao và 6 xuồng tuần tra từ Mỹ.

Lý giải cho sự lựa chọn của mình, ông Tsvetov cho hay: “Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam muốn đa dạng hóa hơn nữa chính sách đối ngoại, cũng như mối quan hệ Việt-Mỹ đang được tăng cường.

Điều đặc biệt quan trọng là những con tàu trên được chuyển giao cho cảnh sát biển – một trong những lực lượng quan trọng trong chiến lược của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Xét rộng ra thì những đợt chuyển giao này đã được ấn định từ thời Tổng thống Obama, khi mối quan hệ Việt-Mỹ đạt được bước tiến lớn nhất từ trước tới nay.

Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một bước tiến quan trọng, cho thấy Washington muốn Việt Nam gia nhập vào mạng lưới đối tác của họ ở châu Á”.

Hai xu hướng quan trọng với Việt Nam

Từ đây, chuyên gia Tsvetov dự đoán, bước tiến mới trong chương trình mua sắm vũ khí sẽ dẫn tới 2 xu hướng quan trọng trong chính sách quốc phòng và an ninh của Việt Nam năm 2018.

Đầu tiên, Việt Nam sẽ tiếp tục đa dạng hóa các mối quan hệ quân sự và nguồn nhập khẩu vũ khí để giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp có yếu tố địa chính trị can thiệp vào tiến trình mua sắm vũ khí hoặc khiến một trong những nguồn cung cấp cho Việt Nam bị gián đoạn.

“Nga sẽ vẫn là đối tác quan trọng của Việt Nam nhưng thị phần của các nhà cung cấp Mỹ, Israel, Ấn Độ và các quốc gia châu Âu tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng” – ông Tsvetov nhận định.

Thứ hai, chiến lược như trên sẽ có tác động ngược trở lại, khiến Việt Nam trở nên tự chủ hơn trong chính sách an ninh.

Theo vị chuyên gia, mặc dù trong Chiến lược An ninh quốc gia mới nhất, Mỹ đề cập tới Việt Nam như một đối tác nhưng chưa rõ mối quan hệ này sẽ tiến triển tới mức nào dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra, trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, các phương thức giải quyết song phương, đa phương sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nếu Việt Nam có năng lực phòng thủ đáng tin cậy hỗ trợ.

RELATED ARTICLES

Tin mới