Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTrung Quốc "hốt hoảng" vì từng "coi thường" Ấn Độ?

Trung Quốc “hốt hoảng” vì từng “coi thường” Ấn Độ?

Vượt qua Nhật Bản, Ấn Độ hiện được coi là mối đe dọa lớn thứ hai đối với Trung Quốc. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của New Delhi và giờ là lúc để nhận định lại tình hình.

Vượt qua Nhật Bản, Ấn Độ hiện được coi là mối đe dọa lớn thứ hai đối với Trung Quốc. Trong 20 năm qua, Bắc Kinh đã bỏ qua sự phát triển nhanh chóng của New Delhi và giờ là lúc để nhận định lại tình hình.

Ngay cả khi khi Ấn Độ cho phóng thử thành công tên lử đạn đạo tầm xa Agni-IV hồi năm 2017, tờ Thời báo Hoàn Cầu vẫn đưa ra bình luận: “Trung Quốc không ủng hộ việc Ấn Độ phát triển tên lửa Agni-IV. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc cho rằng, sự phát triển của Ấn Độ không gây ra bất cứ mối đe dọa lớn nào đối với Trung Quốc”.

Nhưng khi năm 2017 gần khép lại, ông Yin Guoming, một nhà phân tích đối ngoại Trung Quốc lại nhấn mạnh, hiện giờ Ấn Độ chứ không phải Nhật Bản là mối đe dọa lớn thứ hai đối với Trung Quốc và chỉ đứng sau Mỹ. 

Giáo sư nghiên cứu vè Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru, ông Hemant Adlakha cho rằng, chính sự việc quân đội Trung – Ấn đối đầu căng thẳng tranh chấp chủ quyền ở cao nguyên Doklam đã chứng minh New Delhi hiện là mối đe dọa nghiêm trọng. Trong giai đoạn bùng nổ căng thẳng tại cao nguyên Doklam, nhận định này đã được chứng minh trước người dân Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài. Do đó, Trung Quốc cần phải nhìn nhận Ấn Độ là đối thủ lớn thứ hai và cần đánh giá lại cũng như tái thiết chiến lược thi hành với Ấn Độ.

Về mặt địa chính trị, mối quan hệ Trung – Ấn được xem vào hàng quan trọng thứ hai trong các mối quan hệ song phương và chỉ đứng sau quan hệ Trung – Mỹ. Do đó, phần lớn người dân Trung Quốc cảm thấy “sốc” trước việc vào mùa hè năm 2017, quân đội Ấn Độ điều binh lính tới cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan. Thậm chí, Ấn Độ còn duy trì sự hiện diện của quân đội suốt nhiều tuần mà không chịu rút lui như lời đề nghị từ phía Trung Quốc.

Nhân sự kiện này, nhà bình luận Trung Quốc Li Yang đã cho rằng: “Sai lầm lớn nhất trong suốt 20 năm qua là Trung Quốc đã đánh giá thấp và phớt lờ Ấn Độ. Trong giai đoạn này, Ấn Độ đã tiến bộ một cách nhanh chóng”.

Trước đó, vào tháng 5/2017, Ấn Độ đã ra thông báo chỉ trước một ngày về việc không tham dự sự kiện đối ngoại lớn nhất trong năm của Trung Quốc là “Hội thảo Vành đai và Con đường”. Mặc dù, vô cùng tức giận trước sự vắng mặt vào phút chót của Ấn Độ, Trung Quốc vẫn chọn cách im lặng. 

Ads by AdAsia

You can close Ad in {5} s

Quan trọng hơn, sự kiện tranh chấp ở cao nguyên Doklam đã giúp Trung Quốc hiểu được rằng “cuộc chơi đang thay đổi”. Vụ việc này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của Trung Quốc. Thậm chí, việc Ấn Độ từ chối rút quân khỏi Doklam cùng thái độ thiếu hợp tác với Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh nhận ra rằng, Ấn Độ đã có kế hoạch riêng cho cuộc chơi.

Đây cũng là lý do khiến học giả có tiếng của Trung Quốc tại Đại học Phúc Đán, ông Shen Dingli nhận định khủng hoảng ở Doklam là một trong năm sự kiện ngoại giao thất bại lớn nhất của Trung Quốc dưới chính sách “ngoại giao kiểu Tập Cận Bình”. 

Một số học giả đặt ra câu hỏi tại sao là Ấn Độ chứ không phải Nhật Bản sẽ trở thành mối đe dọa và thách thức lớn đối với Trung Quốc trong những năm sắp tới.

Về mặt địa chính trị, Trung Quốc cho rằng quốc gia này nắm ưu thế lớn hơn rất nhiều so với Nhật Bản. Nhật Bản là một quốc gia hàng hải. Hoạt động thương mại và vận tải đường biển trở thành điểm tựa của nền kinh tế cũng như sự sống còn của Nhật Bản. Về mặt địa lý, vị trí của Nhật Bản khiến hành trình vận chuyển năng lượng từ Trung Đông về xa hơn so với Trung Quốc.

Trong khi đó, về mặt hậu cần và kinh tế, Biển Đông trở thành tuyến đường ngắn nhất. Và một khi Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng bá chủ Biển Đông, Trung Quốc sẽ đương nhiên tác động lớn tới các tuyến đường biển thương mại mang tính sống còn của Nhật Bản. 

Về phần mình, Trung Quốc hiện nắm trong tay tuyến đường cung cấp năng lượng trên biển qua Ấn Độ Dương. Trong giai đoạn bùng nổ xung đột ở Doklam, giới phân tích Ấn Độ cho rằng, nếu không may Trung – Ấn xảy ra chiến tranh, Ấn Độ sẽ ngay lập tức cắt đứt hoạt động lưu thông trên biển của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Còn trên thực tế, nhiều người dân Trung Quốc vẫn xem lời đe dọa trên chi là “trò đùa”.

Song không thể phủ nhận Trung Quốc đã bỏ qua giai đoạn phát triển nhanh chóng của Ấn Độ trong hơn 20 năm qua nhất là dưới thời Thủ tướng Modi. Nói cách khác, dưới thời Thủ tướng Modi, vị thế chính trị của Ấn Độ trên trường quốc tế ngày càng lớn. Bên cạnh đó, không giống như Nhật Bản, Trung Quốc cần phải dè chừng trước việc Ấn Độ đã là một quốc gia hạt nhân. 

Giáo sư Adlakha nhận định trong bối cảnh, Ấn Độ sắp tổ chức bầu cử quốc gia năm 2019 và nhiều khả năng Thủ tướng Modi sẽ giữ nhiệm kỳ thứ hai, Bắc Kinh sẽ cần phải cẩn trọng hơn nữa trước vị thế và sức mạnh của New Delhi.

RELATED ARTICLES

Tin mới