Thursday, January 9, 2025
Trang chủBiển nóngTập Cân Bình thành lãnh tụ: Mưu đồ ở biển Đông đã...

Tập Cân Bình thành lãnh tụ: Mưu đồ ở biển Đông đã rõ

Trong khi tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, đảng Cộng sản Trung Quốc đang có “cơ hội lịch sử” để tái định hình trật tự thế giới – theo thông điệp của tờ Nhân dân Nhật báo.

Trung Quốc đứng trước cơ hội lớn

Đó là thông điệp nổi bật được Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đưa ra trong bài xã luận “nặng ký” vào đầu tuần.

“Thế giới chưa khi nào tập trung vào Trung Quốc nhiều như vậy và cần có Trung Quốc đến thế,” bài xã luận đăng trên trang nhất Nhân dân Nhật báo ngày thứ Hai, 15/1, đánh giá.

Bài viết dài 5.500 từ là lời hô hào mới nhất ở Trung Quốc, kêu gọi các tầng lớp trên toàn quốc “đoàn kết xung quanh Tập Cận Bình”. Ông Tập – lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua – được kỳ vọng “phục hưng dân tộc Trung Hoa” và đưa nước này đạt được những tham vọng toàn cầu lớn lao.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho hay, trải qua 5 năm cầm quyền của ông Tập, Bắc Kinh đang ngày càng tỏ ra tự tin hơn trên các diễn đàn thế giới. Trung Quốc liên tục cam kết gánh vác thêm nghĩa vụ quốc tế và cung cấp “giải pháp Trung Quốc” cho các vấn nạn của toàn cầu.

Các tuyên bố mạnh của Bắc Kinh khiến xã hội quốc tế đặt ông Tập vào vế so sánh với đồng cấp Mỹ Donald Trump, người được nhìn nhận là đang làm giảm vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, trong khi châu Âu bị chia rẽ bởi vụ “chia tay” rầm rộ với Anh (Brexit).

Trong bài báo ngày 15, Nhân dân Nhật báo chúc mừng các tiến bộ Trung Quốc đạt được dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, và liệt kê hàng loạt “yếu kém” mà thế giới phải đối mặt trong trật tự quốc tế lấy phương Tây làm trung tâm, như những lỗ hổng trong nền dân chủ và quản trị toàn cầu hay mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố và biến đổi khí hậu.

Ông Tập thành lãnh tụ, tàu ngầm TQ phất cờ trên biển và điều Bắc Kinh không còn che giấu - Ảnh 1.

Trung Quốc được đánh giá là trở nên “tự tin hơn” dưới thời ông Tập Cận Bình lãnh đạo 

Tập Cận Bình được gọi là “lãnh tụ”

Theo báo đảng Trung Quốc, “hệ thống quản trị toàn cầu đang trải qua những biến đổi sâu sắc; và một trật tự quốc tế mới đang định hình” và nước này đang đứng ở vị trí lịch sử để “khôi phục sự vĩ đại và trở lại vị trí xứng đáng của mình trên thế giới”.

“[Trung Quốc] đang ngày càng tự tin và có năng lực hơn bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử để có thể chớp lấy thời cơ này,” Nhân dân Nhật báo nói.

“Chúng ta hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của mình. Chúng ta phải hoàn toàn ủng hộ hạt nhân, trung thành và theo sát lãnh tụ, dùng lòng can đảm và tinh thần… để mở ra tương lai tươi sáng”.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, “lãnh tụ” là khái niệm mang ý nghĩa chính trị tích cực và được liên hệ với các lãnh đạo nhà nước rất được tôn kính.

“Từ lãnh tụ có nhiều ý nghĩa hơn cả một lãnh đạo. Từ này thường được trao cho lãnh đạo có uy tín cao nhất, có năng lực nhất và được thừa nhận rộng rãi trong toàn đảng,” ông Su Wei – giáo sư Trường đảng Trùng Khánh, Trung Quốc, nói với Hoàn Cầu.

Theo ông Su, sự xuất hiện của lãnh tụ là biểu tượng của một đảng chính trị trưởng thành. Ông cho rằng kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 18 của ĐCSTQ (2012), ông Tập đã có được thành tựu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chống tham nhũng.

Đây là lần đầu tiên Nhân dân Nhật báo gọi Tập Cận Bình là lãnh tụ Trung Quốc.

Trước đó, ông được xác lập vị thế là lãnh đạo hạt nhân của ĐCSTQ vào năm 2016. Tờ PLA Daily của Quân đội Trung Quốc cũng từng gọi ông là “lãnh tụ” vào đầu năm 2017, khi dẫn lời các sĩ quan trên tàu sân bay Liêu Ninh.

“Đã có nhiều thảo luận rằng liệu có phải cánh cửa cơ hội chiến lược của Trung Quốc đã khép lại khi kinh tế toàn cầu hóa bị chững lại. Tuy nhiên, bài viết [trên Nhân dân Nhật báo] đã xóa bỏ nghi ngờ bằng cách chỉ ra cơ hội lịch sử cho Trung Quốc,” ông Su nói.

“Điều này là chính xác, bởi Trung Quốc đang đứng giữa ngã tư đường, và đất nước cùng đảng cần một lãnh tụ ở vị trí hạt nhân để nắm lấy cơ hội đó, cũng như đối mặt với thách thức toàn cầu.”

Tàu ngầm Trung Quốc giương cờ trên biển Hoa Đông

Theo SCMP, bài bình luận với thái độ “đao to búa lớn” như trên khá bất thường với một sản phẩm tuyên truyền chính thống của Trung Quốc, chứng tỏ nó có được sự ủng hộ trực tiếp từ tầng lớp tinh hoa trong đảng.

Jonathan Sullivan, giám đốc Viện chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nói: “Đây là một bài hùng biện mạnh mẽ, nhưng rất đáng lưu ý bởi những nội dung như thế này không thể được xuất bản trên Nhân dân Nhật báo khi chưa qua kiểm duyệt chính thức. Điều này phản ánh niềm tin của ban lãnh đạo Trung Quốc rằng ngay lúc này là thời cơ lớn để Trung Quốc vươn tới vị thế lãnh đạo toàn cầu.”

Bài báo được ký dưới bút danh “Tuyên ngôn” – giống như nhiều bút danh phiếm chỉ phổ biến khác của Nhân dân Nhật báo, để hé lộ thông tin tại đây là tiếng nói của đảng chứ không phải một vài cá nhân.

Ngoài việc chiếm lĩnh trang chính các hãng truyền thông của ĐCSTQ và các cổng thông tin trực tuyến, bài xã luận trên còn được quảng bá trên mạng xã hội vài tiếng trước khi chính thức lên mặt báo – một động thái hiếm thấy đối với các ấn phẩm tuyên truyền chính thống của Trung Quốc.

Lời kêu gọi ủng hộ ông Tập được đưa ra ba ngày trước Hội nghị toàn thể trung ương lần thứ 2 của ĐCSTQ, khai mạc ngày hôm nay (18/1) tại Bắc Kinh. Trong năm nay, Trung Quốc còn đón dịp kỷ niệm mang tính biểu tượng, đánh dấu 40 năm nước này bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa.

Đáng lưu ý, thông điệp mạnh từ Nhân dân Nhật báo phát đi ít ngày sau khi hạm đội của Trung Quốc, bao gồm tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hạm đối hạm và ngư lôi, tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước tranh chấp.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ngày 15/1 nói nước này “quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương gây căng thẳng [của Trung Quốc]”. Ông chỉ trích một tàu ngầm lặn dưới nước tiến sát lãnh thổ nước khác là điều trái với thông lệ của các quy định quốc tế.

Hôm 12/1, ông Onodera nói tàu ngầm kể trên đã nổi lên ở vùng nước quốc tế và “giương cờ Trung Quốc”.

Đến giữa thế kỷ này Trung Quốc trỗi dậy hùng mạnh cả về kinh tế-xã hội-quân sự là mục tiêu mà ông Tập Cận Bình đề ra ở Đại hội 19 của ĐCSTQ hồi tháng 10 năm ngoái.

Năm 2019 là kỷ niệm 70 năm thành lập “nước Trung Quốc mới”, năm sau đó là thời hạn hoàn thành cam kết của ông Tập về xây dựng xã hội khá giả, còn năm 2021 là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ. Nhiều mục tiêu sẽ được Bắc Kinh đẩy mạnh thực thi để đón các sự kiện lớn này.

RELATED ARTICLES

Tin mới