Song năng suất lao động Việt Nam kém hơn 87% so với Trung Quốc nếu căn cứ vào sản lượng và mức lương chi trả.
Tờ báo Nikkei của Nhật Bản mới đây dẫn báo cáo của nhà tư vấn Mỹ McKinsey đề cập tới việc tăng năng suất lao động của các quốc gia Đông Nam Á trở thành công xưởng thực sự của thế giới.
Theo đó, nhà tư vấn này cho rằng, công nghệ số có thể khiến năng suất lao động tăng nhanh và giá trị lớn của khu vực đang có giá trị khoảng 216 tỉ USD lên mức 627 tỉ USD.
Báo cáo này cũng dẫn khảo sát 200 người trong đó 75% cho biết họ mong đợi những tiến bộ về kỹ thuật số để tăng doanh thu lên hơn 10%. Đồng thời với đó là giảm chi phí sản xuất một khoảng tương đương.
McKinsey dự kiến sản xuất tăng 3,7 nghìn tỷ USD. Và nếu mức tăng năng suất của khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 627 tỷ USD, nghĩa là khu vực này sẽ chiếm 17% sự gia tăng năng lực sản xuất toàn cầu.
Trong số các quốc gia ASEAN được đề cập đến trong bản báo cáo mà Nikkei dẫn lại, Việt Nam có năng suất lao động có thể cạnh tranh gần với Trung Quốc. Năng suất lao động của Việt Nam kém hơn 87% so với Trung Quốc nếu tình ở khía cạnh sản lượng dựa trên mức lương chi trả.
Để tăng năng suất lao động, nhiều công ty từ các start-up đến các doanh nghiệp lớn – đã bắt đầu triển khai các công nghệ kỹ thuật số chuyển đổi vào các mô hình kinh doanh của mình.
Đây là một xu hướng sẽ mang tới các thành tích đáng kể mà theo McKinsey thì các ngành công nghiệp chủ chốt như điện tử, hàng tiêu dùng và dược phẩm “sẵn sàng gặt hái được những lợi ích đáng kể”. Lĩnh vực sản xuất điện tử có thể đạt được mức tăng năng suất từ 30- 50%.
Tham vọng đưa năng suất của ASEAN chiếm 17% tổng số năng lực sản xuất toàn cầu hiện gặp trở ngại là việc các công ty của ASEAN ít có kinh nghiệm về công nghệ sẵn có, hoặc thiếu dữ liệu… sẽ khiến cản trở việc áp dụng công nghệ mới.