Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnẤn Độ muốn "áp đảo" TQ đã tổ chức tập trận hải...

Ấn Độ muốn “áp đảo” TQ đã tổ chức tập trận hải quân quy mô lớn.

23 quốc gia bao gồm Úc, Malaysia, và Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân với quy mô lớn do Ấn Độ tổ chức, một động thái khiến Trung Quốc lo lắng, theo tờ Defence Lover ngày 3/3.

Bắc Kinh đã đưa ra một cảnh báo với Ấn Độ rằng không được ‘diễn trò chơi chiến tranh’ trên vùng biển Ấn Độ Dương. Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một tờ báo ‘diều hâu’ của Trung Quốc, đe dọa cuộc tập trận này có thể khiến căng thẳng Trung-Ấn “lan từ đất liền ra biển”.

Tờ Hoàn Cầu kêu gọi quân đội Trung Quốc cần có phản ứng đáp trả, chẳng hạn như tập trận với quy mô tương tự.

Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương (Ảnh: Getty)

Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ Dương (Ảnh: Getty)

‘Milan’ là một cuộc tập đa phương, kéo dài 8 ngày, bắt đầu từ ngày 6/3, được tổ chức trên các hòn đảo Andaman và Nicobar ở Đông Ấn Độ Dương. Quần đảo Andamar và Nicobar nằm ở điểm giao nhau giữa vịnh Bengal và biển Andaman, tọa lạc phía Đông Ấn Độ Dương. Đã có 9 cuộc tập trận đa phương Milan diễn ra tại đây kể từ năm 1995.

“Đối với cuộc tập trận này trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ tiếp đón lực lượng hải quân 16 quốc gia”, hãng tin Press Trust of India (PTI) của Ấn Độ cho hay.

Cuộc tập trận 'Milan' năm 2014. (Ảnh: Economic Times)

Cuộc tập trận Milan năm 2014. (Ảnh: Economic Times)

Sự đe dọa của Bắc Kinh có thể là lý do cho sự tham dự của các đại diện và tư lệnh hải quân của các nước tham gia tập trận, và các cuộc thảo luận về những diễn tập quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dẫn lời phát ngôn viên hải quân Ấn Độ, Đại úy DK Sharma, hãng PTI cho hay 16 quốc gia sẽ tham dự cuộc tập trận hải quân quy mô lớn sắp tới là Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Việt Nam, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia.

Theo các nhà phân tích, đây là một sự kiện hiếm thấy khi lần đầu tiên có rất nhiều quốc gia đến từ châu Á-Thái Bình Dương lẫn từ nhiều vùng khác tập trung tại Ấn Độ Dương để cùng tập trận.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh suy đoán rằng khu vực biển rộng lớn này có thể biến Biển Đông thành một điểm nóng tiếp theo, khi một Bắc Kinh ‘thô bạo’ tìm cách thực hiện các tham vọng của mình trước các đường biên giới của họ.

Hải quân Nam Phi, Philippines, Mozambique, Papua New Guinea, Brunei, Seychelles và Đông Timor cũng là hải quân của các nước tham gia vào các cuộc tuần tra, cứu hộ hàng hải và các sứ mệnh nhân đạo khác.

Sau sự kiện tranh chấp tại khu vực Dokalam, khi mà cả Trung Quốc và Ấn Độ đưa quân đội trở lại, gây leo thang căng thẳng thành một cuộc chiến khu vực, Ấn Độ đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-V vào tháng 1/2018. Tên lửa đạn đạo này có thể tấn công các phần cực Bắc của Trung Quốc trong phạm vi bán kính 5.000km.

Ngoài ra, cuối tháng 1/2018, Ấn Độ tiếp tục cho phóng thử tên lửa Prithvi-II tại bang Odisha, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ông Hồ Chí Dũng, nhà nghiên cứu thuộc Viện Quan hệ quốc tế Học viện Khoa học xã hội Thượng Hải, nhận định: “Ấn Độ đang khiêu khích Trung Quốc. Trung Quốc nên phản ứng bằng quân sự để gửi đi thông điệp rằng nước này quyết làm mọi cách để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình”.

Cũng theo ông Hồ, Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) theo truyền thống tập trận ở Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải,  nhưng “mong đợi các tàu chiến của Trung Quốc sẽ đến nhiều nơi khác trên thế giới.”

Nhận xét này của ông Hồ Chí Dũng là lặp lại ‘luận điệu’ gần đây của tờ Nhật báo PLA, rằng lực lượng này nên tham gia vào các cuộc tập trận, và tăng cường sự hiện diện của nó trong năm 2018.

RELATED ARTICLES

Tin mới