Wednesday, January 15, 2025
Trang chủQuân sựNga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối...

Nga cân nhắc lập vùng cấm bay tại Syria, thời khắc đối đầu trực tiếp với Mỹ đã cận kề?

Tình hình chiến sự tại Syria thời gian qua vẫn chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu hạ nhiệt nào, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành chiến tranh toàn diện giữa các “ông lớn”.

Tiêm kích Su-30SM Nga triển khai tại Syria

Hãng thông tấn Ria của Nga cho biết, Duma quốc gia (tức hạ viện Nga) đang thảo luận về việc thành lập một vùng cấm bay trên không phận Syria, mục đích nhằm ngăn chặn máy bay chiến đấu của các quốc gia không được chính quyền Syria cho phép có thể tự do hoạt động như trong thời gian qua.

Dự thảo trên theo kỳ vọng sẽ giúp tạo ra một bước tiến mới trong việc tìm kiếm hòa hình lâu dài cho đất nước Trung Đông vốn đã chịu rất nhiều khổ đau vì tình tình nội chiến dai dẳng trong suốt những năm qua.

Cần lưu ý thêm rằng bầu trời Syria đã gần như trong tình trạng “vô chủ”, khi tiêm kích của Mỹ, Israel… hay thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường xuyên ra vào tự do để thực hiện các vụ không kích xuống các lực lượng mà họ xếp vào dạng đối lập cần tiêu diệt.

Vấn đề được quan tâm lúc này đó là nếu như việc thiết lập vùng cấm bay trên không phận Syria trở thành hiện thực thì Nga có đủ sức để thực thi, đồng thời các quốc gia khác có chịu tuân thủ luật chơi mà người Nga áp đặt?

Đầu tiên phải xét tới lực lượng Nga tại Syria vào lúc này, sau tuyên bố rút quân của Tổng thống Vladimir Putin họ vẫn duy trì tại Syria vài chục máy bay chiến đấu, tuy nhiên đa phần trong số đó là cường kích tấn công mặt đất, số lượng tiêm kích chiếm ưu thế trên không là quá ít ỏi, rất khó bao phủ toàn bộ không phận Syria.

Tiếp theo và cũng là điều cốt lõi, nếu Mỹ hay Israel cố tình “phớt lờ” khu vực cấm bay thì liệu tiêm kích Nga có dám thực hiện các biện pháp ngăn chặn, trong đó bao gồm cả hành động cứng rắn nhất là bắn hạ chiến đấu cơ đối phương?

Khả năng vừa nêu là cực thấp nếu chưa muốn nói là bất khả thi, Nga sẽ chẳng dại gì đối đầu trực tiếp với Không quân Mỹ hay Israel vì họ sẽ bị sa lầy vào một cuộc chiến không có lối thoát, điều mà Moskva vẫn luôn cố tránh.

Ngoài ra không thể bỏ qua thực tế rằng lực lượng Nga triển khai tại Syria có quy mô quá nhỏ bé nếu đặt cạnh các đơn vị Mỹ hay Israel, quyết tâm “chơi rắn” thì họ mới là phía bị áp đảo chứ không phải đối phương, kể cả trong trường hợp có sự giúp sức thêm từ Syria lẫn Iran.

Cuối cùng, số lượng thua kém nhưng chất lượng chiến đấu cơ Nga cũng chưa có gì vượt trội so với đối phương, thậm chí còn bị xếp vào “chiếu dưới”. Tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh nhất của Nga có mặt tại Syria là Su-35S sở hữu tính năng tương đương F-15E và rõ ràng chưa thể sánh ngang F-22 thuộc thế hệ thứ 5.

Sẽ là rất bất hợp lý nếu bên yếu hơn lại áp đặt luật chơi cho phía mạnh, do vậy khả năng cao là khu vực cấm bay nếu tồn tại sẽ chẳng khác gì các tuyên bố sẽ bắn hạ máy bay nước ngoài xâm nhập không phận trái phép vẫn được Nga và Syria cảnh báo suốt vài năm qua.

RELATED ARTICLES

Tin mới