Với khoản đầu tư khoảng 8 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng ở châu Âu, châu Phi và châu Á, Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ (BRI) của Trung Quốc đã làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng về khả năng vỡ nợ tại 8 nước mà nó tài trợ, tờ ABP trích dẫn một nghiên cứu gần đây.
Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) đã thực hiện nghiên cứu này, đánh giá mức nợ hiện tại và tương lai của 68 quốc gia, đồng ý tham gia các dự án do BRI tài trợ. Nghiên cứu cho thấy đối với 8 trong số 23 quốc gia có nguy cơ khủng hoảng nợ, thì việc nhận tài trợ từ sáng kiến này, sẽ làm gia tăng đáng kể rủi ro vỡ nợ của các nước này trong tương lai. Đó là các nước Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mông Cổ, Montenegro, Pakistan và Tajikistan.
Là đồng tác giả của nghiên cứu, ông John Hurley, một nghiên cứu viên thỉnh giảng tại CGD, cho rằng: “Sáng kiến mang lại điều mà các quốc gia rất mong muốn, đó là tài trợ cho cơ sở hạ tầng. Nhưng khi nói tới cách cho vay kiểu này, thì quá nhiều ‘điều tốt’ có thể lại có hại”.
Thêm vào đó, cũng theo nghiên cứu này, hồ sơ theo dõi quản lý khả năng trả nợ của các nước mà Trung Quốc đưa ra, là rất mơ hồ. Không giống như các chủ nợ chính phủ hàng đầu thế giới khác, Trung Quốc không cam kết chấp hành bộ quy tắc đường bộ mang tính ràng buộc, khi đề cập đến việc tránh cho vay không bền vững, và giải quyết các vấn đề nợ khi phát sinh.
Đồng tác giả Scott Morris, một nghiên cứu viên cao cấp của CGD, khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng là Trung Quốc cần sớm thông qua các tiêu chuẩn, và cải thiện thực tiễn cho vay của mình”. Nghiên cứu cũng khuyến cáo Trung Quốc cần ‘đa phương hóa’ Sáng kiến Con đường và Vành đai này.
Hiện tại, các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs) như Ngân hàng Thế giới, đang dùng danh tiếng để đảm bảo cho sáng kiến lớn hơn, trong khi chỉ tìm cách đạt được các tiêu chuẩn hoạt động, sẽ áp dụng cho một số ít các dự án BRI, do chính các MDBs tài trợ.
Nghiên cứu này còn gợi ý rằng trước khi triển khai các bước tiếp theo, các MDBs cần bàn bạc để đạt được một thỏa thuận chi tiết hơn với chính phủ Trung Quốc về các tiêu chuẩn cho vay, áp dụng cho bất kỳ dự án BRI nào, bất kể bên cho vay là ai.
Nghiên cứu cũng kêu gọi Trung Quốc xem xét các cơ chế bổ sung, thống nhất các tiêu chuẩn cho vay, trong đó có thể tham khảo một số biện pháp như cách tiếp cận của ‘Hậu câu lạc bộ Paris’ với vai trò là ‘chủ nợ tập thể’, thực hiện chương trình tài trợ bền vững G-20 do Trung Quốc đứng đầu, và sử dụng tiền viện trợ của Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ.
Cách đây không lâu, CGD đã công bố một báo cáo phân tích về tác động của Sáng kiến này, trong đó chỉ ra rằng nhiều nước ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, và mức nợ của họ đã tăng lên đáng kể.