Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ trục xuất nhân viên ngoại giao Nga… rồi lo sợ?

Mỹ trục xuất nhân viên ngoại giao Nga… rồi lo sợ?

Không trục xuất nhân viên ngoại giao Nga thì không thực hiện được mưu đồ, mà trục xuất rồi thì không biết sẽ phải hứng chịu những hậu quả gì…

Reuters ngày 28/3 dẫn lời quan chức cao cấp Mỹ cho rằng việc trục xuất 60 điệp viên Nga đội lốt nhân viên ngoại giao không thể làm tê liệt hoạt động gián điệp Nga ở Mỹ, bởi Kremlin đã cài cắm cơ sở vào các công ty, trường học và cả chính phủ Mỹ.

Theo giới chức Mỹ, tình báo Nga thường sử dụng đại sứ quán, lãnh sự quán để hoạt động. Moscow đã tạo kết nối với các đơn vị đưa người Nga đi du lịch ngắn hạn đến Mỹ hay tuyển dụng người Mỹ phục vụ cho hoạt động gián điệp.

Đại diện FBI cho biết, họ đã thực hiện việc theo dõi các hoạt động gián điệp Nga hoạt động trên lãnh thổ Mỹ, nhưng hoạt động của tình báo Nga ngày càng tinh vi, đặc biệt việc sử dụng truyền thông mã hóa thương mại là một thách thức với FBI.

Còn một quan chức chính phủ Mỹ, khi được hỏi liệu việc theo dõi hoạt động gián điệp của Nga có phải là khó hơn trước không, đã trả lời rằng: “Hiện tại nó phức tạp hơn nhiều. Sự phức tạp đi kèm với những kỹ thuật được tình báo Nga sử dụng”.

Trong hoạt động chống phản gián của Mỹ, CIA có nhiệm vụ theo dõi hoạt động gián điệp ở nước ngoài, Cơ quan An ninh Quốc gia giám sát việc liên lạc quốc tế, FBI chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động gián điệp bên trong lãnh thổ nước Mỹ.

Cựu cố vấn của Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Robert Litt cho biết: “Chúng tôi có một bộ máy chống phản gián rất tốt. Có rất nhiều nhân viên FBI thực hiện công việc theo dõi hàng ngày và họ đang làm việc rất tốt”.

“Tuy nhiên, điều đáng nói là chỉ để theo dõi 1 điệp viên Nga thì phải có thể mất 10 hoặc nhiều hơn nhân viên FBI và nhân viên thực thi pháp luật địa phương của Mỹ, vậy nhưng nhiều khi vẫn bó tay trước hành tung của con mồi”, Reuters bình luận.

Một cựu tình báo Mỹ thì cho biết: “Chiến thuật của Nga là trà trộn trong một số lượng lớn nhân viên ngoại giao một hoặc hai sĩ quan tình báo và sau khi nhập cảnh là  thoát khỏi sứ mệnh ngoại giao ngay lập tức, khiến FBI không biết theo dõi ai”.

Còn theo ông Heather Conley, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế của Mỹ, trình độ của tình báo Nga hiện là nỗi thất vọng lớn nhất của phương Tây: “Chúng tôi quan sát thấy một sự tăng lên đáng kể hoạt động tình báo và hoạt động gián điệp của Nga ở Mỹ và trên khắp châu Âu, song rất đau đầu cho các nhà phân tích là không thể tim ra các kết nối của mạng lưới”.

My truc xuat nhan vien ngoai giao Nga… roi lo so?
Bất cứ nước nào vội vã trục xuất nhân viên ngoại giao Nga trong vụ Skripal đều có thể rước hoạ vào thân

Từ việc bó tay trước hoạt động của tình báo Nga, ông Michael Rochford, cựu giám đốc bộ phận chống phản gián của FBI cho rằng, việc trục xuất nhiều gián điệp bị nghi ngờ là nhân viên ngoại giao chưa hẳn ảnh hưởng đến hoạt động của tình báo Nga.

Theo cựu quan chức FBI, sau khi Mỹ trục xuất nhân viên ngoại giao Nga, gián điệp Nga có thể sẽ giao nhiệm vụ cho những “cộng tác viên trong bóng tối”, vốn không có liên hệ rõ ràng với chính phủ Nga và đây là nỗi ám ảnh với an ninh Mỹ.

 Bởi theo dõi một điệp viên Nga đã mệt mỏi, nay phải phát hiện và theo dõi những “cộng tác viên trong bóng tối” của tình báo Nga thỉ mệt mỏi gấp nhiều lần. Do vậy, thà không trục xuất nhân viên ngoại giao Nga thì công việc sẽ dễ dàng hơn.

Cựu giám đốc bộ phận chống phản gián của FBI cho rằng, dù điệp viên Nga hoạt động dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao Nga thì ít nhất cũng xác định được danh tính con mồi và như vậy là “tốt hơn khi biết họ là ai để mà theo dõi”.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của Reuters, một quan chức cấp cao Mỹ nhận định, hiện nay tình báo Nga hoạt động với phương châm “trăm hoa đua nở” rất hiệu quả, nên trục xuất nhân viên ngoại giao Nga sẽ là động lực hoạt động cho tình báo Nga.

“Moscow đã có sự chuyển hướng trong hoạt động gián điệp, mà ở đó một cách tiếp cận mới đa diện hơn dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, cựu điệp viên của Liên Xô, đã được xác lập”, Reuters tường thuật.

Như vậy, hậu quả của việc Mỹ và phương Tây đánh hội đồng Nga bằng trục xuất hàng loạt nhân viên ngoại giao của nước này chưa thể nhận diện rõ ràng, nhưng hậu hoạ mà nó gây ra thì đã nhìn thấy rõ, nhất là với Mỹ.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ kêu gọi thiết lập một cơ chế chung để điều tra các vụ việc như trường hợp cựu điệp viên nhị trùng Skripal và con gái Yulia bị đầu độc tại Anh, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauer ngày 28/3.

My truc xuat nhan vien ngoai giao Nga… roi lo so?
Tổng thống Putin từng là điệp viên KGB là lọi thế tuyệt đối của tình báo Nga

Có thể thấy rằng, việc Tổng thống Putin từng lả điệp viên KGB là một lợi thế tuyệt đối của tình báo Nga mà không có cơ quan tình báo quốc gia nào trên thế giới hiện nay có được.

Rõ ràng, để thực hiện mưu đồ thì phải hành động – trục xuất nhân viên ngoại giao Nga – mà hành động rồi thì không biết sẽ phải hứng chịu những hậu quả gì vì luôn phải chơi trò “bịt mắt bắt dê” với một cao thủ từng là điệp viên KGB kỳ cựu.

Như vậy thử hỏi làm sao những người chủ mưu hại Nga không lo sợ cho được?!

RELATED ARTICLES

Tin mới