Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinTiêm kích J-10 TQ có thể được lắp động cơ 'siêu cơ...

Tiêm kích J-10 TQ có thể được lắp động cơ ‘siêu cơ động’

Một tiêm kích hạng nhẹ J-10 Trung Quốc dường như được trang bị động cơ đẩy vector như các chiến đấu cơ Su-30 của Nga.

Chiếc J-10C với động cơ thế hệ mới. Ảnh: FYJS.

Hình ảnh trên tạp chí quốc phòng Trung Quốc hôm 3/4 cho thấy một tiêm kích J-10C được trang bị động cơ WS-10 với miệng xả khí kiểu mới. Giới chuyên gia nhận định đây là biến thể động cơ sử dụng hệ thống đẩy vector (TVC), giúp tăng khả năng cơ động cho chiến đấu cơ, theo Bussiness Insider.

Động cơ TVC thường xuất hiện trên tiêm kích Su-30SM và Su-35S Nga, cho phép chúng thực hiện các động tác nhào lộn “siêu cơ động”. Thay vì dựa vào các phương pháp điều khiển khí động học thông thường, động cơ TVC có thể thay đổi hướng lực đẩy, cho phép tiêm kích nhào lộn ngay cả khi tốc độ bằng 0.

Các mép ống xả hình răng cưa trên chiếc J-10C rất giống với thiết kế động cơ tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ và Su-57 Nga. Kiểu thiết kế này có khả năng giảm diện tích phản xạ radar (RCS) cũng như độ bộc lộ hồng ngoại của máy bay. Ngoài ra, khoang chứa dù dưới cánh đuôi đứng của máy bay cũng được tháo bỏ, giúp hệ thống TVC có thể xoay hướng lên trên mà không bị cản trở.

Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu công nghệ TVC cho máy bay chiến đấu từ cách đây nhiều năm. Sự xuất hiện của chiếc J-10C với động cơ WS-10 mới là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã sở hữu được một phần công nghệ này.

Dù vậy, chuyên gia hàng không Andreas Rupprecht cho rằng Bắc Kinh không thể trang bị đại trà động cơ TVC cho phi đội J-10C trong thời gian ngắn. Nhiều khả năng chiếc J-10C trên chỉ là nền tảng thử nghiệm công nghệ TVC cho WS-15, mẫu động cơ dự kiến trang bị cho tiêm kích tàng hình J-20 nhưng vẫn đang gặp nhiều vấn đề kỹ thuật.

J-10 là tiêm kích đa nhiệm hiện đại đầu tiên của Trung Quốc, được Tập đoàn Máy bay Thành Đô ra mắt vào năm 2005. Dòng J-10 áp dụng thiết kế cánh tam giác, được nhận xét là có nhiều nét giống tiêm kích IAI Lavi, sản phẩm hợp tác giữa Mỹ và Israel.

Phiên bản J-10A nguyên gốc được trang bị một động cơ turbine phản lực Saturn AL-31F do Nga chế tạo, đạt tốc độ tối đa 2.450 km/h, tầm bay tối đa 1.850 km và trần bay 18 km. Các biến thể J-10B/C sử dụng động cơ WS-10, biến thể sao chép từ dòng AL-31F.

RELATED ARTICLES

Tin mới