Trong năm qua, Australia đã đối mặt với một loạt bê bối mà gần đây nhất là vụ Sam Dastyari. Trong một đoạn băng ghi âm, ông Dastyari đã cổ vũ Australia “tôn trọng” yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đi ngược lại chủ trương của chính phủ cũng như của chính đảng mình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trước đó một năm ông Dastyari đã bị mất chức Trưởng ban kinh tế của phe đối lập sau khi bị tiết lộ là đã nhận tiền của Hoàng Tương Mô. Một doanh nhân người Hoa có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, và có những phát biểu bênh vực sự bành trướng của Bắc Kinh. Ông ta đã bị buộc phải rút khỏi quốc hội.
Một nghị sĩ Niw Zenland từng giảng dạy trong một trường tình báo ở Trung Quốc trong nhiều năm qua đã không ghi thông tin này trong lý lịch khi xin nhập tịch. Sự kiện trên khiến ngày càng có nhiều lời kêu gọi xem xét kỹ lưỡng về cộng đồng người Hoa tại Niw Zenland. Cơ quan tình báo Canada đã lo ngại từ lâu. Năm 2010 họ đã cảnh báo rằng có nhiều nhân viên chính phủ là người trà trộn gây nguy hiểm.
Tại châu Âu, cơ quan tình báo Đức cũng đã tố cáo Bắc kinh lợi dụng mạng xã hội để liên lạc với 10.000 công dân Đức, kể cả các nghị sĩ và công chức, nhằm “thu thập thông tin và tạo nguồn”. Có những báo cáo cho biết tình báo Trung Quốc cố gắng dựng lên những chính khách ở Anh, đặc biệt với những người có quan hệ làm ăn. Mới đây một ủy ban của Quốc hội Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu xem xét các âm mưu gây ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc.
Phong cách của Trung Quốc có thể được gọi là “quyền lực sắc bén”. Không đến mức như quyền lực cứng thông qua sức mạnh quân sự hoặc kinh tế, nhưng khác với quyền lực mềm thông qua văn hóa, và ma mãnh hơn. Cụm từ “quyền lực sắc bén” là cụm từ do Quỹ Quốc gia Vị dân chủ (NED) sáng tạo để chỉ loại quyền lực thông qua lũng đoạn và gây áp lực, coi sự xâm nhập của Trung Quốc là một “Trận chiến toàn cầu” để “Lèo lái, mua chuộc hay gây cưỡng bức để gây ảnh hưởng”.
Trung quốc đã dùng sức mạnh kinh tế để bóp ghẹt những chỉ trích từ nước ngoài về hệ thống chính trị, vi phạm nhân quyền, bành trướng trên biển.
Quyền lực mềm từ lâu cũng đã được áp dụng rộng rãi với 500 viện Khổng Tử tại các trường đại học, 1000 lớp học Khổng Tử ở các trường trung học trên toàn thế giới, đa số các nước giàu. Không chỉ dạy tiếng Hoa, các viện này còn dạy cho sinh viên phương Tây về sự “hữu hảo” của chế độ độc đoán Bắc Kinh.
Thủ đoạn của Trung Quốc có 3 đặc tính hiện diện ở khắp nơi, khiến người ta phải tự kiểm duyệt và rất khó chứng mình là có bàn tay của chính phủ.
Về đặc tính thứ nhất, hầu hết các chính phủ và cơ quan tình báo các nước chỉ ngỡ rằng cơ quan tình báo Trung Quốc chỉ xâm nhập và giám sát cộng đồng người Hoa. Nhưng họ đã lầm. Các viện Khổng Tử trở nên bén nhọn hơn. Nhiều trường đại học thiếu hụt tài chính đã thay thế các chương trình dạy ngoại ngữ của mình bằng chương trình của các viện này, như vậy các chủ đề nhạy cảm bị gạt sang một bên.
Đặc tính thứ 2 là sự tự kiểm duyệt. Bắc Kinh đã đề nghị nhiều nhà xuất bản bỏ các bài viết về Thiên An Môn, các cuộc nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ ra khỏi cơ sở dữ liệu. Một nhà xuất bản Australia đã phải thu hồi cuốn “Sự xâm nhập lặng lẽ”. Một Liên hoan điện ảnh Pháp vừa qua không được chiếu bộ phim nào về Trung Quốc đương đại dưới áp lực của Bắc Kinh.
Về truyền thống, một cuộc điều tra của hãng tin Reuters năm 2015 phát hiện Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc tài trợ cho ít nhất 13 đài phát thanh của 14 nước, trong đó có Australia và Mỹ, tạo thành một mạng lưới tuyên truyền cho các tin tức có lợi cho Bắc Kinh. Hầu hết các đài này phát bằng tiếng Anh, tiếng Hoa, nhưng có cả tiếng Itali, Thái Lan, Thổ nhĩ kỳ. Quan hệ với chính phủ Trung Quốc được giấu sau các bình phong là các công ty. Tất nhiên là khó có thể chứng minh được “bàn tay lông lá” của Bắc Kinh – đặc tính thứ 3 của “quyền lực sắc bén’.