Đòn tấn công của Mỹ vào Viện nghiên cứu ở Syria là lời khẳng định không thấy bằng chứng vũ khí hóa học.
Ông Saeed Saeed, người đứng đầu Trung tâm phát triển dược phẩm và hóa học Barzah ở Damascus Syria đã bị Mỹ và đồng minh Anh-Pháp bắn phá hôm 14/4 lên tiếng khẳng định, cuộc không kích đã minh chứng một điều là nơi đây không hề chứa bất cứ loại vũ khí hóa học nào.
Theo ông Saeed, nếu tòa nhà này có chứa vũ khí hóa học như tuyên bố của Mỹ, thì sau vụ tấn công, ông và các đồng nghiệp không thể đứng ở đây mà không đeo mặt nạ phòng độc.
“Các đồng nghiệp và tôi đến đây lúc 5 giờ sáng hôm nay (tức ngày 14/4). Nếu có vũ khí hoá học, chúng tôi sẽ phải đeo mặt nạ và có những biện pháp bảo vệ khác để ở lại đây” – Saeed nói.
Theo vị lãnh đạo Trung tam này, các chuyên gia của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) đã từng đưa tất cả các mẫu nghi ngờ từ các vị trí khác nhau của tòa nhà này và họ đã đưa ra hai báo cáo nói rằng tòa nhà này không có vũ khí hóa học nào.
OPCW đã tiến hành công việc của mình vào cuối năm 2013 khi quân đội Syria đồng ý chuyển giao kho vũ khí hóa học của mình.
Đến tháng 6/2014, toàn bộ kho vũ khí hóa học của quân đội Syria đã được bàn giao cho OPCW. Dẫu vậy, các nước phương Tây vẫn cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để tấn công vào chính người dân.
Theo ông Saeed, Trung tâm này hiện nay là trung tâm nghiên cứu các sản phẩm dược phẩm vì nước này đang thiếu các loại thuốc cần thiết do các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
“Kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra, Syria đã thiếu tất cả các loại thuốc do các biện pháp trừng phạt từ các nước phương Tây. Các công ty nước ngoài đã ngừng xuất khẩu các loại thuốc có chất lượng cao sang Syria, đặc biệt là thuốc chống ung thư nên chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu về thuốc chống ung thư ở đây và ba loại thuốc chống ung thư đã được phát triển” – ông Saeed nói với các phóng viên tại hiện trường.
Mỹ không thấy bằng chứng vũ khí hóa học, hóa ra là cơ sở nghiên cứu thuốc ung thư. |
Rõ ràng là việc Mỹ lấy cớ truy tìm các cơ sở nghiên cứu và kho vũ khí hóa học nhưng điều này cũng đặt dấu hỏi, nếu chất độc hóa học bị phát tán trong cuộc không kích thì sao?
Tờ The Guardian dẫn lời các thanh sát viên vũ khí hóa học cho rằng khả năng đó “hiếm khi xảy ra” bởi tên lửa sẽ “thổi bay” toàn bộ hóa chất độc hại trước khi chúng kịp phân tán.
Chuyên gia vũ khí hóa học Hamish de Bretton-Gordon – người dẫn đầu Nhóm Phản ứng hóa học của Anh và NATO – nói: “Cách tốt nhất để phá hủy vũ khí hóa học là thổi bay chúng”.
Chính phủ Syria nhiều lần bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm khí sarin và clo. Trong đó, khí sarin và một số chất độc thần kinh khác được đánh giá là phức tạp và nguy hiểm vì can thiệp vào hệ thần kinh, gây co thắt cơ, nôn mửa, đau ngực, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. Ví dụ chỉ cần 10 milligram chất độc thần kinh VX là đủ giết chết 1 người.
Tuy nhiên, do bản chất của vũ khí hóa học, một vụ tấn công bằng thuốc nổ có khả năng sẽ khiến những chất độc hại lan rộng nếu không hoàn toàn loại trừ được toàn bộ mục tiêu cùng lúc.
Trang web Popular Mechanics cho biết trong Chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, quân đội Mỹ đã sử dụng một loại bom gọi là Mk84 với sự kết hợp của thuốc nổ và phốt-pho trắng để phá hủy các thùng hóa chất được gia cố.
Một vũ khí khác cũng được quân đội Mỹ tin dùng, đó là HAMMER – cấu thành từ chất nhiệt nhôm (thermite).
Nếu vũ khí hóa học được lưu trữ tại cơ sở dưới lòng đất, HAMMER vẫn có thể thổi bay toàn bộ bằng cách giải phóng hàng chục quả cầu lửa để phá hủy nhiều mục tiêu cùng lúc.
76 quả tên lửa cho một căn cứ bỏ hoang: vừa tốn kém vừa phá hủy các công trình y khoa. |
Dẫu vậy, để tốn 76 quả tên lửa đắt tiền cho mục tiêu bỏ hoang này là vấn đề cần phải đặt dấu hỏi.