Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ phá vỡ thông lệ ngoại giao của Bắc Kinh trong cuộc tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ sắp tới.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) sẽ gặp mặt không chính thức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters
Tân Hoa Xã ngày 22/4 đưa tin, trong cuộc họp báo chung cùng ngày nhân chuyến thăm Ấn Độ, Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Sushma Swaraj thông báo: Thông qua quá trình thảo luận của hai bên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức hội đàm không chính thức với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Vũ Hán, Hồ Bắc từ ngày 27-28/4.
Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) khẳng định, quyết định trên cho thấy sự sáng suốt về chiến lược của hai quốc gia cũng như chứng tỏ nhà lãnh đạo Ấn Độ nắm rõ nguyên tắc ngoại giao: Sau chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Bắc Kinh vào năm 2015, ông Modi mới tham dự Hội nghị thưởng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi BRIC ở Hạ Môn, Phúc Kiến vào năm ngoái. Tháng 6 năm nay, ông Modi sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức an ninh và hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Thanh Đảo.
Giờ đây, ông Modi lại tiến hành chuyến thăm Trung Quốc – trước hội nghị SCO và Chủ tịch Tập Cạn Bình – trong động thái hiếm hoi – đến một tỉnh khác ngoài Bắc Kinh để gặp gỡ Ngoại trưởng Ấn Độ.
“Đây là sự phá vỡ thông lệ, phát đi tín hiệu đặc biệt thiện chí, cho thấy hai bên rất coi trọng cuộc gặp mặt này”, Hoàn cầu nhận định.
“Do đó sẽ là hội nghị không chính thức nên hai nhà lãnh đạo có thể tận dụng thời gian để trao đổi càng nhiều càng tốt, đảm bảo về một hội nghị Modi-Tập chất lượng cao. Cuộc tiếp xúc lần này có ý nghĩa như cuộc gặp gỡ vào năm 1988 giữa Đặng Tiểu Bình và Rajiv Gandhi – Thủ tướng Ấn Độ khi đó, để xây dựng hướng phát triển cho quan hệ hai nước trong tương lai”, báo Trung Quốc nhấn mạnh.
Cuộc gặp năm 1988 giữa hai ông Đặng, Gandhi có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, mục đích là phá băng, thiết lập lại quan hệ giữa hai nước sau chiến tranh 1962.
Truyền thông Ấn Độ cũng cho rằng, việc hai nhà lãnh đạo gặp gỡ ở Vũ Hán, cho thấy kỳ vọng của Bắc Kinh. Bởi gặp mặt ở Vũ Hán sẽ bỏ qua được sự hình thức hóa và những lễ nghi gò bó cũng như gỡ bỏ áp lực chính trị, tạo bầu không khí thảo luận nhẹ nhàng, thoải mái.
Chuyên gia Ấn Độ Manoj Joshi cho rằng, New Delhi đang cố gắng để duy trì mối quan hệ cân bằng, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng tăng cường mối quan hệ với Pakistan.
Theo ông này, quan hệ Trung-Ấn đang ở vị thế chênh vênh và New Delhi có ý định nhượng bộ nhằm tái thiết một mối quan hệ đã rạn rứt trong hai năm qua; trong khi Bắc Kinh cũng cố gắng đạt được bước phát triển trong quan hệ hai nước vì không muốn Ấn Độ trở về bên Mỹ.
Tờ Times of India (Ấn Độ) cho rằng, hội nghị không chính thức năm này là bước đột phá lớn trong quan hệ hai nước bởi mối quan hệ này đã chịu tổn hại do cuộc đối đầu quân sự kéo dài 73 ngày hồi năm ngoái.