Monday, November 18, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiVán bài quyền lực Syria: Mỹ nhận thua hay đấu tới cùng...

Ván bài quyền lực Syria: Mỹ nhận thua hay đấu tới cùng với Nga?

Nga đã đưa Trung Quốc vào Syria trong cuộc chiến khi Hải quân Trung Quốc tới Địa Trung Hải và tới vùng bờ biển ở Tartus và Lattakia để gửi thông điệp tới Mỹ và các đồng minh rằng sự thống trị đơn cực thế giới đã chấm dứt.

Từ khi nắm quyền tổng thống Putin đã làm gấu Nga thức giấc nhưng điều này không làm cho Mỹ và phương Tây hài lòng.

Có hàng nghìn chiến binh Hồi giáo cực đoan Trung Quốc đang chiến đấu cùng IS và al-Qaeda khiến Bắc Kinh lo ngại và muốn nhìn thấy tất cả chúng bị tiêu diệt tại Syria. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và tình báo Syria đã được thiết lập. Damascus có một ngân hàng thông tin đặc biệt và rất nhiều dữ liệu về các tay súng nước ngoài tới từ rất nhiều nước trên thế giới đã nhập cảnh Syria, kể từ khi các tay súng ngoại từ 80 nước khác nhau được cho phép vào Syria trong một nỗ lực thất bại để lật đổ chế độ tổng thống Assad và lập nên một nhà nước Hồi giáo (IS).

Nhưng Washington vẫn cố để bảo vệ vị thế của mình. Mỹ đang sẵn sàng để đánh lại “trục chống Mỹ” sử dụng các nguồn lực khác ngoài Syria. Giới quyền uy của Mỹ và các đồng minh đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga, tăng thêm các lệnh trừng phạt với Iran. Thất bại của Mỹ tại Syria rõ ràng rất đau đớn.

Một số nhà quan sát cho rằng Mỹ vẫn sống trong kỷ nguyên 1991 khi Liên Xô sụp đổ. Sự suy tàn của Nga tiếp tục cho tới khi tổng thống Vladimir Putin nắm quyền vào năm 2000. Washington cho rằng có một nhân vật mới tại Kremlin đang ở trong lâu đài của Nga Hoàng với ý định kiên quyết sẽ khôi phục lại vinh quang đã mất. Nga chỉ có vũ khí hạt nhân tại thời điểm đó và không còn gì khác, nhưng có đủ ý chí mạnh mẽ để gấu Nga thức giấc từ cơn ngủ đông.

Ông Putin không tuyên chiến với Mỹ và đưa tay ra cố để xây dựng tình bạn hay ít nhất là quan hệ không thù địch. Nhưng Washington thấy Moscow có tiềm răng để khôi phục trong khoảng vài thập kỷ và đang cố gắng để ngăn chặn tiến trình hay làm gián đoạn nó nếu có thể. Đó là lý do vì sao Mỹ bắt đầu lôi kéo về phía mình rất nhiều nước Liên Xô cũ đã tuyên bố độc lập và bao gồm các những nước trong NATO và liên minh châu Âu bao vây Nga.

Hơn nữa, Mỹ đang nghĩ rằng việc tạo ra “NATO Trung Đông” sẽ ngăn chặn “trăng lưỡi liềm của người Shia” và “mối đe dọa Iran”. Ý tưởng này đã bị phá hủy theo cuộc chiến thảm khốc của Ả rập Xê-út với Yemen và bởi các nước Trung Đông không thể liên kết về mặt chính trị, kinh tế hay quân sự. Trong khi Mỹ đang dần thua tại Syria, nhiều nước đang chống lại sự thao túng của Mỹ và tập hợp lại trên một con đường. Đây sự sự hợp tác giữa các nước để tránh chính sách ngoại giao thống trị, kiêu ngạo và mang tính hủy diệt của Mỹ

Mỹ tin tưởng vào sự thay đổi chế độ một cách trực tiếp hoặc thông qua đội quân ủy nhiệm để chiếm đóng và kiểm soát các nước, đồng thời đưa ra mức “phí” nặng để tránh sự lật đổ cho các nước quân chủ ở Trung Đông (như ông Donald Trump đã tự nói về Ả rập Xê-út). Mỹ cũng bị một số quốc gia cáo buộc thao túng giới trẻ và khai thác họ thông qua “các nhà hoạt động vì tự do” để hướng họ tới việc tạo ra những nhà nước thất bại, cho phép những tay súng Hồi giáo cực đoan (Libya, Syria và Iraq) thoát khỏi sự thanh trừng của các nước này.

Mỹ tập trung vào việc kiểm soát các quốc gia và những nguồn năng lượng mà không để tâm tới những hậu quả bởi họ không cảm thấy có trách nhiệm với những gì mình làm.

Thất bại ở khắp mọi nơi:như tướng quân đội 4 sao đã về hưu Wesley Clark – chỉ huy trưởng của NATO trong trận chiến năm 1999 tại Yugoglavia nói: kế hoạch của Washington để chiếm đóng 7 nước (Iran, Iraq, Syria, Lebanon, Libya, Somalia và Sudan) đã thất bại. Washington thất bại tại Afghanistan, Iraq và Syria vì đã đánh giá thấp phản ứng của các nước với chính sách ngoại giao của Mỹ.

Dù sao, Mỹ cũng đã thành công lớn trong việc gieo sự thù hận lẫn nhau trong cộng đồng Hồi giáo, chuyển mục tiêu từ al-Qaeda (mục tiêu của al-Qaeda là những kẻ thù ở xa như Mỹ) và thay nó bằng IS (mục tiêu là những kẻ thù gần như những dân tộc thiểu số hoặc những dòng Hồi giáo khác), hồi sinh sự thù hận đã có từ 1.400 năm trước giữa những người Hồi giáo. Ngày nay, phần đông dân chúng phương Tây đều tin rằng cuộc chiến tại Trung Đông là “giữa những người Hồi giáo. Hãy để họ tự giết lẫn nhau… Ai quan tâm tới điều đó làm gì?”

Trong khi Mỹ đang bán số vũ khí trị giá 110 tỷ USD cho Ả rập Xê-út để họ tấn công quân sự Yemen và đe dọa các hàng xóm Qatar, Syria, Iran thì Nga đã ký những hợp đồng có thời hạn 10 năm trị giá 600 tỷ USD với Trung Quốc, 400 tỷ USD với Iran. Những hợp đồng này nhắm vào hợp tác kinh tế, trao đổi năng lượng – Điều này hứa hẹn sự tăng trưởng kinh tế mà không dính dáng tới sự thống trị của Mỹ.

Tại Syria, số phận của một thế giới được cai trị bởi một quyền lực đơn cực đã chấm dứt. Thế giới đang hướng tới sự đa nguyên. Nhưng vẫn còn một câu hỏi: Liệu Washington có chấp nhận thất bại và nhận ra họ đã mất quyền kiểm soát thế giới và rút quân khỏi Syria?

RELATED ARTICLES

Tin mới