Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ bị chỉ trích hàng loạt tại Hạ viện Canada

TQ bị chỉ trích hàng loạt tại Hạ viện Canada

Ủy ban ngoại giao thuộc Hạ viện Canada tổ chức một phiên điều trần gần đây với chủ đề: “Cam kết của Canada ở châu Á”, trong đó hầu hết các nhân chứng đều tập trung chỉ trích Trung Quốc, theo The Epoch Times.

Là giáo sư tại Trường Luật Allard thuộc Đại học British Columbia, ông Pitman Potter cho rằng điều quan trọng đối với Canada là phải hiểu rằng tinh thần thượng tôn pháp luật ở Trung Quốc là một cái gì đó rất khác so với quốc gia này.

Làm chứng thông qua hội nghị video trực tiếp, ông Potter nhận xét đối với người Canada, tinh thần thượng tôn pháp luật có nghĩa là những thứ như bảo vệ quyền công dân và những hạn chế đối với hành động của chính phủ. Nhưng tinh thần thượng tôn pháp luật ở Trung Quốc lại xoay quanh quyền lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

“Mặc dù khái niệm ‘tinh thần thượng tôn pháp luật’ và việc thu hút sự kỳ vọng có chủ ý về ý nghĩa pháp quyền là gì, luật pháp ở Trung Quốc, nhìn chung, là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt, và nó thực sự tuân theo sự quyết định của ĐCSTQ”, giáo sư Potter nói.

“Những gì được mô tả ở Trung Quốc như là tinh thần thượng tôn pháp luật, trên thực tế là cai trị bằng pháp luật; hay nói theo cách khác là việc sử dụng luật lệ chính thức, những đạo luật, thể chế v.v… để thực hiện các chính sách”, ông Potter giải thích, nói thêm rằng tinh thần thượng tôn pháp luật của Trung Quốc “không là gì khác, ngoài một công cụ để thực hiện các mục đích của ĐCSTQ”.

Điều này thực sự là không có tinh thần thượng tôn pháp luật.

“Vì vậy, khi tôi nghĩ về những hệ lụy của điều này đối với Canada, điều quan trọng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề trong nước. Điều này ảnh hưởng đến việc Trung Quốc tuân thủ hiệp định, tôn trọng luật pháp của chính họ, tôn trọng các điều ước quốc tế, và những thứ như quyền con người, dân tộc thiểu số và thương mại”, ông Potter nhận xét.

“Do đó, việc thiếu tinh thần thượng tôn pháp luật ở Trung Quốc ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong quan hệ của Canada với Trung Quốc”, ông Potter khẳng định.

Lời khuyên của giáo sư Potter đối với chính quyền Ottawa là phải biết được các quy tắc khi hợp tác với Trung Quốc.

Ông Potter cho rằng khi giới lãnh đạo Trung Quốc nói về việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài, “chúng ta có thể cảm thấy an tâm khi họ nói đến những quyền lợi hợp pháp. Nhưng chúng ta phải có phận sự hiểu điều đó có nghĩa là gì trong bối cảnh Trung Quốc. Nó có nghĩa là một cái gì đó, hoàn toàn khác cái của chúng ta. Nó có nghĩa là bất cứ điều gì mà chính quyền Trung Quốc mong muốn”.

Lạm dụng cấy ghép tạng

Cũng có mặt tại phiên điều trần, ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế sống tại Winnipeg, đã bắt đầu lời chứng thực của mình với câu hỏi: “Hình thức hợp tác của Canada với Trung Quốc cần như thế nào trong bối cảnh có bằng chứng về nạn lạm dụng cấy ghép tạng ở Trung Quốc?”.

Ông Matas tiếp tục giải thích công việc của mình với cựu nghị sĩ David Kilgour, nhằm phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?

Ông Matas lưu ý rằng kể từ khi cùng ông Kilgour phát hành báo cáo đầu tiên của họ vào 12 năm trước, thì các bằng chứng ngày càng nhiều. Các nhà nghiên cứu khác cũng tham gia vào vấn đề này, bao gồm ông Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra người Mỹ.

“Một báo cáo chung với nhà báo Gutmann công bố vào tháng 6/2016 cho thấy số lượng các ca cấy ghép ở Trung Quốc lên đến 100.000 mỗi năm, và phần lớn các nguồn cung cấp nội tạng là đến từ các tù nhân lương tâm, bao gồm người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, các Kitô hữu, và chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công“, ông Matas thông báo.

“Bằng chứng của sự lạm dụng này, bây giờ, là không thể chối cãi”, ông Matas khẳng định. Ông lưu ý rằng “lạm dụng [cấy ghép tạng] là một thị trường chợ đen, với một đặc điểm bất thường. Nó được thể chế hóa, do nhà nước quản lý”.

Ông Matas cho hay khi nói đến việc hợp tác với Trung Quốc, thì “việc họ sát hại hàng loạt tù nhân lương tâm, không thể được đặt sang một bên. Hợp tác với Trung Quốc yêu cầu phải có sự hợp tác về vấn đề này”.

Ông Matas đã đưa ra một số gợi ý về những gì Canada có thể làm, để hạn chế nạn mổ cướp nội tạng, bao gồm cả hành động trong các tuyên bố được Tiểu ban Nhân quyền Quốc tế thông qua trong năm 2013 và 2015.

“Cả hai tuyên bố đều kêu gọi các cơ quan quản lý và cơ quan khoa học y khoa cần nêu tên đích danh, tẩy chay và khiến cho những cá nhân, tổ chức và đơn vị liên kết của họ, dính lứu đến nạn mổ cướp và buôn bán nội tạng, phải xấu hổ”, ông Matas nói.

“Ngay bây giờ có một cuộc tranh gay gắt trong lĩnh vực cấy ghép tạng quốc tế về việc liệu sẽ hợp tác hay tẩy chay ngành ghép tạng của Trung Quốc, trong bối cảnh thiếu sự minh bạch về cấy ghép tạng của Trung Quốc, và bằng chứng không thể chối cãi về việc lạm dụng cấp ghép vẫn đang tiếp tục diễn ra”, ông Matas lưu ý.

“Tôi ủng hộ sự tẩy chay, như tiểu ban đã làm bởi vì việc hợp tác [với Trung Quốc] sẽ làm mất đi áp lực của cộng đồng, mà trong lịch sử khi có sự tẩy chay, đã có tác động [rất lớn]. Chính phủ Canada cần ủng hộ những tiếng nói tẩy chay như tiểu ban đã làm”, ông Matas nhấn mạnh.

Ông Matas cũng cho rằng Canada cần kêu gọi Bắc Kinh hợp tác với một cuộc điều tra quốc tế độc lập về lạm dụng ghép tạng tại Trung Quốc.

“Yêu cầu đó đã được đưa ra bởi Ủy ban chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc, Hạ viện Mỹ và Nghị viện châu Âu. Với sự ủng hộ rộng khắp cho cuộc điều tra này, không có lý do gì tại sao Canada lại không thể tham gia cùng với những tiếng nói này”.

‘Giấc mơ Trung Hoa’

Những người làm chứng khác bao gồm ông Charles Burton, phó giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Brock; ông Paul Evans, giám đốc nghiên cứu tạm thời của Viện Nghiên cứu Châu Á, một giáo sư tại Viện Nghiên cứu Liu về Vấn đề Toàn ở Đại học British Colombia (UBC); ông Ngodup Tsering từ Văn phòng Tây Tạng ở Washington D.C; và ông Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), một cựu nhà ngoại giao Trung Quốc đã đào thoát sang Úc năm 2005.

Phát biểu qua video trực tuyến, ông Trần lưu ý rằng Trung Quốc có tham vọng trở thành siêu cường quốc của thế giới vào năm 2049, phù hợp với sự khởi xướng của lãnh đạo đảng Tập Cận Bình về “Giấc mơ Trung Hoa 2049”.

Theo ông Trần, Bắc Kinh đã trở nên “quyết đoán hơn” trong hành động để đạt được điều đó.

“Trong 25 năm qua, chính quyền Trung Quốc đã âm thầm thâm nhập vào các nền dân chủ phương Tây lớn, bao gồm Australia và Mỹ. Úc đã là một sân chơi thử nghiệm cho ‘quyền lực mềm’ của Trung Quốc, và [Trung Quốc] đã có được thành công lớn”, ông Trần nhận xét.

Nhắc đến cuốn sách: “Cuộc xâm lược thầm lặng: Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc”, của tác giả Clive Hamilton, trong đó phơi bày sự thâm nhập toàn diện của ĐCSTQ vào nước Úc, ông Trần cho rằng: “Đã gần như quá muộn để Úc tự bảo vệ, chống lại sự can thiệp của Trung Quốc”.

Cũng theo ông Trần, “trong con mắt của chính quyền Trung Quốc, Canada đang ở vị trí tương tự như Úc. Cả hai quốc gia này được xem là những mắt xích yếu trong liên minh dân chủ phương Tây, nơi Trung Quốc có thể ăn cắp công nghệ cao và gây ảnh hưởng”.

Cho rằng Trung Quốc đã thực hiện ngoại giao tổng thể của mình với Canada kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, ông Trần lưu ý Canada là nước phương Tây đầu tiên “tách riêng chính sách nhân quyền khỏi chính sách thương mại của mình”.

Ông Trần cũng lưu ý: “Sự nhân nhượng vô nguyên tắc của các nước phương Tây đã giúp Trung Quốc gia nhập WTO mà không hoàn thành các nghĩa vụ của họ. Điều đó giúp cho nền kinh tế của Trung Quốc được hưởng lợi từ tự do thương mại, mà không có động thái nhỏ nhất đối với nền dân chủ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới