Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ ở Nga cho rằng các lệnh trừng phạt mới nhất vào Nga khiến công ty lớn Mỹ chịu hậu quả.
Ông Alexis Rodzianko – Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Nga trả lời RIA Novosti cho biết, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga đặc biệt là vào Tập đoàn nhôm Rusal của Tỷ phú Oleg Deripaska đang khiến kinh tế Mỹ chịu tổn thất nặng nề.
Theo đó, ông Rodzianko kể một Tập đoàn Mỹ đang làm việc tại Nga từng chia sẻ với ông rằng, họ bị buộc phải đình chỉ các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Thiệt hại có thể lên tới khoảng 1 tỷ USD.
“Hình phạt chống lại Nga chủ yếu làm tê liệt các doanh nghiệp Mỹ, bao gồm cả các công ty lớn. Một trong những tập đoàn Mỹ nói với tôi rằng tác động tiêu cực là khá đáng kể. Riêng một công ty có thể mất khoảng 1 tỷ USD” – ông Rodzianko nhấn mạnh.
Vị Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ cũng nói thêm rằng, các doanh nghiệp Đức còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Họ dự báo thua lỗ lên đến 10 tỷ euro do các hình phạt đối với Rusal – nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Nga. Song nhiều doanh nghiệp Đức đang tìm cách gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định của chính quyền Đức và đã thành công cho đến nay.
Ông Rodzianko nhấn mạnh, hình phạt của Mỹ đối với tập đoàn nhôm của Nga đã bắt đầu thay đổi thị trường có lợi cho các đối thủ kinh doanh của Mỹ. Nhà sản xuất ô tô Ford và chiếc Ford F150 cỡ lớn bán chạy nhất của họ là một ví dụ.
“Công ty phải sử dụng rất nhiều nhôm để sản xuất xe, giúp cho nó nhẹ nhất có thể. Nếu Rusal ngừng cung cấp cho Mỹ, công ty sẽ không thể đáp ứng nhu cầu thị trường” – ông nói.
Song, ngành công nghiệp máy bay của Mỹ đang phải đối mặt với những tổn thất lớn nhất từ các biện pháp trừng phạt công ty nhôm của Nga.
“Nếu không có nhôm, các nhà sản xuất máy bay không tìm thấy nguồn cung cấp mới” – ông Rodzianko nói.
Alexis Rodzianko – Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Nga |
Theo ông Rodzianko, dẫu đang bị trừng phạt, các công ty Mỹ vẫn có sự đầu tư vào Nga. Ít nhất 3 công ty Mỹ đã ký kết hoặc đang đàm phán hợp đồng đầu tư đặc biệt (SPIC) với chính quyền Nga. Đây là các dự án kích thích thu hút đầu tư quy mô lớn để giúp tạo và nâng cấp các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Nga bằng cách cung cấp các ưu đãi cho từng ngành, các khoản vay và điều kiện ổn định để kinh doanh.
“Ba công ty đã ký hoặc đang đàm phán về SPIC: một trong ngành dược phẩm, thứ hai là trong ngành sản xuất máy bay, và thứ ba là tham gia vào sản xuất máy móc nông nghiệp” – ông Rodzianko cho biết.
Cơ quan này và Cơ quan Sáng kiến Chiến lược của Nga (ASI) sẽ ký thỏa thuận hợp tác tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF).
Phòng Thương mại Mỹ tại Nga cho biết, bất chấp các lệnh trừng phạt mới nhất, các công ty ở Mỹ đang hoạt động kinh doanh tại Nga vẫn tiếp tục đổ tiền vào đây.
“Giới kinh doanh không thích bị trừng phạt, nhưng tuy nhiên, là Phòng Thương mại Mỹ ở châu Âu, chúng tôi cố gắng cải thiện tình hình đầu tư. Các công ty thành viên của chúng tôi tiếp tục kinh doanh ở đây dù một số trong đó phải đóng cửa và rời khỏi Nga” – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Nga Natalia Schneider nói.
Đại diện của phòng thương mại nói thêm rằng không có nhiều công ty mới đến và đầu tư vào Nga, nhưng các công ty đã đầu tư ở đây thì không rút khỏi.
Vị này khẳng định, nền kinh tế kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng, kể cả ở vùng Viễn Đông của Nga, sẽ trở thành nền tảng cho sự phát triển tương lai của quan hệ giữa Mỹ và Nga.
“Tôi nghĩ rằng du lịch là một lĩnh vực mà các công ty Mỹ sẽ quan tâm, đặc biệt là người ở Bờ Tây, như California. Họ ở gần phần Viễn Đông hơn phần châu Âu của Nga. Tôi nghĩ nó sẽ rất thú vị” – bà Schneider nói thêm.
Chuyên gia nói Mỹ sẽ bị phản đối
Không thể phủ nhận, đòn đánh mới nhất của Mỹ nhằm vào công ty nhôm của Nga đã làm thay đổi đáng kể thị trường kim loại, đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và châm ngòi cho sự thâm hụt kim loại công nghiệp quan trọng.
Cổ phiếu của Rusal đã giảm gần 50% khi Mỹ tung ra đòn trừng phạt.
Giá nhôm đã tăng gần 10% tại London ngay sau khi Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố xử phạt Rusal và chủ sở hữu Oleg Deripaska.
Các cổ phiếu kim loại tiếp tục tăng điểm trong tuần này sau khi Sở giao dịch kim loại London giảm theo sát mức của Mỹ và tạm ngưng giao dịch cổ phiếu của RUSAL.
Theo các nhà phân tích, RUSAL chiếm khoảng 14% nguồn cung toàn cầu.
Ông Aleksey Kalachev, nhà phân tích của công ty môi giới Nga Finam cho hay, gần 30% xuất khẩu nhôm của Nga đi vào thị trường Mỹ. Thị phần của Rusal tại thị trường Mỹ chiếm khoảng 15%.
Giá nhôm sẽ khiến các công ty nội địa Mỹ chịu hậu quả. |
Do đó, việc chống lại Rusal là một cú đánh nghiêm trọng đối với các công ty Mỹ.
“Lệnh trừng phạt Rusal sẽ làm gia tăng thâm hụt nội địa Mỹ. Nó sẽ khiến một cuộc biểu tình về giá của người tiêu dùng Mỹ” – ông Kalachev nói.
Theo nhà phân tích của Ngân hàng B & N – ông Anton Pokatovich, Mỹ có thể thay thế một phần thị phần của “người khổng lồ Nga” với các nhà cung cấp từ Canada và Australia, cũng như từ các nhà sản xuất Trung Đông, bao gồm Saudi Arabia và UAE.
“Tuy nhiên, năng lực sản xuất của Canada hiện là đủ với các đơn đặt hàng và không có khả năng thay thế hoàn toàn thị phần của Nga” – ông nói.
Ông cũng dự báo giá nhôm sẽ có khả năng tăng kịch trần vào 2.300 USD/tấn so với con số 2.112 USD/tấn hiện tại.