Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao trình độ khoa học kỹ thuật của TQ kém xa...

Vì sao trình độ khoa học kỹ thuật của TQ kém xa Đài Loan?

Không có sự bùng nổ trí tuệ cá nhân thì cả đất nước sẽ đi xuống; không tôn trọng sự đột phá trong ý tưởng thì không thể nào sáng tạo khoa học kỹ thuật được. Từ cổ chí kim, sự phồn thịnh của một quốc gia đều không phụ thuộc vào sự quản thúc của chính quyền mà nó bắt nguồn từ việc các cá nhân trong đó có thể hoàn toàn tự do phát huy hết khả năng vốn có của mình hay không.

Từ những con chip

Theo Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Hoa ngày 2/5, một cư dân mạng trên Weibo viết: “Trình độ khoa học kỹ thuật của Đài Loan vượt xa Trung Quốc, biểu hiện chủ yếu ở 3 phương diện. Một là, trong danh sách 20 công ty bán dẫn trên toàn thế giới có 3 công ty là của Đài Loan, trong khi Trung Quốc không có một công ty nào. Hai là, hầu hết các chip điện thoại di động của Apple được sản xuất ở Đài Loan do Công ty Chế tạo Mạch điện Tích hợp Đài Loan ( gọi tắt là “TSMC” sản xuất, đã cho ra đời chip điện thoại 10nm và tương lai sẽ là chip 3nm), trong khi các xưởng sản xuất ở Trung Quốc vẫn còn đang loay hoay với chíp 50mn”. Cuối cùng, TSMC là công ty sản xuất chip điện tử lớn nhất thế giới, hơn nữa vừa là nhà sản xuất độc quyền cho dòng chip thông minh Apple A11 vừa là nhà cung cấp duy nhất dòng chip Fusion A10 cho Iphone 7, trong khi đó các xưởng sản xuất ở Trung Quốc không thể tạo ra bất cứ con chip nào có đầy đủ tính năng để có thể cạnh tranh với TSMC của Đài Loan”.

Có một cư dân mạng đã bình luận vấn đề này: “Trung Quốc nói Đài Loan là của Trung Quốc, vậy con chip của Đài Loan có được tính là của Trung Quốc hay không? Trên thực tế, cái logic phát hành bài báo của cơ quan truyền thông chính quyền Trung Quốc chính là như thế này: Đài Loan vốn dĩ là của Trung Quốc, cho nên con chíp do Đài Loan sản xuất cũng thuộc về Trung Quốc. Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu nôm na vấn đề này như sau: Một người bố dạy dỗ đứa con thân yêu của mình rằng con chính là máu mủ do bố sinh ra, con lúc nào không phải là của bố? Tất cả những gì con có đều là của bố!”.

iPhone X chip A11 do Đài Loan sản xuất là con chip hiện đại nhất hiện nay (Ảnh: Internet)

Lời dạy này nghe qua có vẻ hợp lý nhưng cũng bất hợp lý, cho dù đứa con là do người bố sinh ra, nhưng con trai và bố chính là hai người khác nhau, không thể đánh đồng là một được. Kỳ thực Đài Loan và Trung Quốc có cùng một tổ tiên, nhưng không thể nói Đài Loan và Trung Quốc là một quốc gia được, càng không phải là Trung Quốc  hiện nay dưới sự thống trị của chính quyền Trung Quốc. Giữa hai quốc gia này hiện có rất nhiều sự chênh lệch về nhiều phương diện khác nhau.

Hãy nói về trình độ khoa học kỹ thuật, Đài Loan đang sở hữu những công ty sản xuất con chíp thuộc hàng “đỉnh” nhất của thế giới,  trong khi khái niệm “sản xuất con chip” vẫn còn khá mơ hồ đối với các công ty Trung Quốc , bản thân điều này đã thể hiện một sự khác biệt rất lớn. Đáng chú ý hơn, dù đường đường là một nước lớn như thế nhưng vì sao trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn không theo kịp một nơi mà Bắc Kinh chỉ coi là 1 tỉnh lẻ? 

Tài lực và nhân lực

Cần biết rằng muốn chế tạo khoa học kỹ thuật cao phải có hai điều kiện cần thiết, đó chính là tài chính và năng lực sáng tạo. Chưa kể đến năm 2017, chỉ có 9 tỉnh ở Trung Quốc có tổng GDP cao hơn Đài Loan, quan trọng hơn nữa là sự đầu tư vào khoa học và công nghệ của Trung Quốc không thể chỉ lấy lực lượng của một tỉnh nào đó mà phải là sự đầu tư toàn quốc.

Cuốn sách Quá trình chuyển đổi nghiên cứu khoa học Trung Quốc được phát hành năm 2015 ghi rất nhiều thành tích: “Sản lượng nghiên cứu và đầu tư phát triển khoa học của Trung Quốc hiện nay đứng thứ hai trên thế giới”; “năm 2014…chỉ đứng sau Mỹ”; “gần như tương đương với Anh, Mỹ và những nước tiên tiến khác”. Tuy nhiên, với rất nhiều nguồn vốn được đầu tư, vẫn không thể tránh được thảm kịch “gà mái vàng công nghệ cao” của Trung Quốc vì thiếu nguồn cung cấp nhập khẩu con chíp nên phải hứng chịu bi kịch phải đóng cửa.

Nếu như tài chính không phải là vấn đề, vậy hãy tìm nguyên nhân ở nhân sự. Với sự hoành hành của tham nhũng, quan liêu và tư duy nhiệm kỳ, kinh phí đầu tư nghiên cứu khoa học vốn không nhiều lại còn bị cắt xén phần lớn. Đầu năm 2013, một cư dân mạng của truyền thông Trung Quốc đã từng phát hành một tài liệu nói rằng “chỉ có 40% quỹ nghiên cứu khoa học của Trung Quốc được sử dụng cho nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật, 60% còn lại được sử dụng cho các cuộc họp, chuyến công tác, v.v”. Thực trạng này được cho có liên quan đến tư duy nhiệm kỳ của các quan chức Trung Quốc. Làm nghiên cứu khoa học cần thời gian và sự nhẫn nại, nhưng những tham quan này luôn luôn tranh thủ nhiệm kỳ của mình để kiếm chác nên bất chấp.

Hình ảnh minh họa quan chức Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Đáng mừng là trừ đi 60% tiền quỹ dành cho các cuộc họp và các chuyến đi công tác thì còn có 40% dùng cho nghiên cứu phát triển khoa học. Tuy nhiên, điều làm người ta thấy khó hiểu là ngay cả khi không có nhiều tài chính như thế, thì cũng sẽ không dẫn đến một tình huống mà ngay cả một con chíp cũng không thể sản xuất được, vả lại còn hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu. Lẽ nào một Trung Quốc đông dân như thế lại tìm không ra một nhân tài khoa học kỹ thuật cao nào hay sao?

Top đầu và top cuối

Không ít quan chức Trung Quốc thường xuyên công khai phát biểu khoa học kỹ thuật công nghệ cao cần sáng tạo. Nhưng họ không hề thừa nhận rằng chính các chính sách kiềm kẹp của Bắc Kinh đã “giết” hết khả năng suy nghĩ độc lập và sức sáng tạo của người dân. Nếu muốn người dân có năng lực sáng tạo thì một nhân tố không thể thiếu được đó chính là tự do. Một người dùng mạng Trung Quốc bình luận: “Đất nước này thiếu cái gì đây? Đó là con chíp được mang tên ‘tự do’- tự do học tập và tự do suy nghĩ, thiếu đi sự tôn trọng các quyền cá nhân và bảo vệ tài sản cá nhân”.

Ở các nước tiên tiến đạt được giải Nobel ở phương Tây, thì học thuật, tự do suy nghĩ, quyền lợi và giá trị cá nhân được xem là những tài sản quý giá không thể xâm phạm được. Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, họ luôn xem giá trị tự do là nền tảng của đất nước. Cùng một tổ tiên và văn hóa với Trung Quốc, thế nhưng Đài Loan lại vượt xa Trung Quốc trong bảng xếp hạng về các chỉ số tự do.

Trong bảng xếp hạng chỉ số tự do báo chí năm 2018, Đài Loan đứng đầu châu Á và đứng 42 trên thế giới, trong khi Trung Quốc nằm tận vị trí 176 và thứ 5 từ dưới đếm lên. Trong xếp hạng tự do kinh tế năm 2018, Đài Loan xếp hạng thứ 13 và Trung quốc bị bỏ xa ở vị trí 110. Ngoài ra, trong báo cáo “Tự do toàn cầu 2018” của “Freedom House” tại Hoa Kỳ về 195 quốc gia và khu vực, Trung Quốc chỉ ghi được 14 điểm, một lần nữa được liệt kê là “quốc gia không tự do”, trong khi Đài Loan đạt được thành tích 93 điểm, nằm trong top “các quốc gia tự do”.

Tự do dường như vẫn là điều còn quá xa vời đối với người dân Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Sự khác biệt về vấn đề tự do dường như cũng tương đồng với sự chênh lệch quá to lớn về trình độ khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Không lẽ việc này vẫn không thể làm chúng ta nhận ra rằng: Điểm yếu của Trung Quốc không nằm ở phần cứng mà là nằm ở quyền lực mềm, cũng không phải là vấn đề của công nghệ mà là không chú trọng bồi dưỡng và xem trọng nhân tài. Tất nhiên, xem trọng và bồi dưỡng nhân tài cũng không chỉ giới hạn ở việc khả năng cung cấp tài chính, càng không phải là tặng tiền miễn phí, mà nó nằm ở vấn đề về quyền lợi cho phép mọi người có thể tự do suy nghĩ và sáng tạo ở mức độ cao nhất có thể.

Không có sự bùng nổ trí tuệ cá nhân thì cả đất nước sẽ đi xuống; không tôn trọng sự đột phá trong ý tưởng thì không thể nào sáng tạo khoa học kỹ thuật được. Từ cổ chí kim, sự phồn thịnh của một quốc gia đều không phụ thuộc vào sự quản thúc của chính quyền mà nó bắt nguồn từ việc các cá nhân trong đó có thể hoàn toàn tự do phát huy hết khả năng vốn có của mình hay không.

RELATED ARTICLES

Tin mới