Thursday, December 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaPhóng viên nước ngoài ở Campuchia nghỉ việc vì lo sợ ông...

Phóng viên nước ngoài ở Campuchia nghỉ việc vì lo sợ ông Hun Sen đàn áp

13 nhà báo nước ngoài của tờ Phnom Penh Post đồng loạt từ chức để phản đối việc can thiệp vào nội dung biên tập sau khi tờ báo được bán cho một doanh nhân Malaysia, theo Reuters.

Thông báo bán lại tờ báo tiếng Anh của Campuchia được công bố vào cuối tuần qua vì lo ngại sẽ có sự đàn áp các nhà báo của tớ báo này trước cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 29/7.

Việc từ chức xảy ra sau khi Bill Clough, chủ sở hữu tờ báo từ 2008, bán lại nó cho nhà đầu tư Malaysia Slvakumar Ganapathy. Công ty của nhà đầu tư này liệt kê Hun Sen trong danh sách khách hàng của mình.

Sau vụ từ chức, không còn nhà báo nước ngoài nào còn làm việc cho tờ báo này. Tờ Phnom Penh Post vốn nổi tiếng về các báo cáo độc lập thường hay phê bình chính phủ của thủ tướng Hun Sen trong các vấn đề tham nhũng và khai thác tài nguyên bất hợp pháp, theo Reuters.

“Chúng tôi đã làm những gì cần thiết để duy trì tính lêm chính cho tờ báo”, một trong những nhà báo đã từ chức, ông Andrew Nachemson, người Mỹ, nói với Reuters.

“Đó là một quyết định khó khăn đối với tôi, xin cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho tất cả các đồng nghiệp Campuchia của tôi.”

Ông Ganapathy, chủ nhân mới của tờ báo, đã không hồi đáp ngay lập tức các cuộc gọi điện thoại yêu cầu bình luận từ Reuters hôm thứ Tư (9/5).

Erin Handley, một biên tập viên người nước ngoài, cho biết cô rất ngưỡng mộ những phóng viên người Khơ me còn ở lại làm việc cho Phnom Penh Post.

“Tôi rất ngưỡng mô những phóng viên người Khơ me còn ở lại. Họ thật dũng cảm”, Handley viết trên Twitter.

Đại diện của ông Ganapathy đã ra lệnh gỡ một bài viết quan trọng nhưng được cho là nhạy cảm vào hôm Thứ hai (7/5), một số phóng viên của tờ báo cho biết.

Ông Kay Kimsong, tổng biên tập của tờ báo, nói với Reuters rằng ông đã bị sa thải vì từ chối gỡ bỏ bài viết đó.

Trong một tuyên bố hôm thứ Hai (7/5), ông Ganapathy cho biết bài báo bị gỡ bỏ là một  sự “xúc phạm đến tuyên bố độc lập của tờ báo, thật nhục nhã”.

Các nhóm nhân quyền và cơ quan báo chí quốc tế cho biết họ sợ việc bán lại tờ báo, vốn được thành lập từ năm 1992, có thể báo hiệu sự kết thúc của truyền thông độc lập ở Campuchia trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng Bảy.

Một tờ báo bằng tiếng Anh khác, Cambodia Daily, đã phải đóng cửa năm ngoái sau khi chính phủ của ông Hun Sen đưa ra thời hạn một tháng để tờ báo này giải quyết hóa đơn thuế trị giá 6,3 triệu đô la.

Một tờ báo tiếng Anh khác, tờ Khmer Times, cũng thuộc sở hữu của một người Malaysia lại có quan điểm ủng hộ chính phủ của ông Hun Sen.

Ông Ganapathy, giám đốc quản lý của công ty tư vấn quan hệ công chúng Á Châu, có trụ sở tại Kuala Lumpur, cũng được cho là người ủng hộ nhiệt thành Hun Sen.

Khi một phóng viên của Reuters đến thăm văn phòng công ty của ông Ganapathy ở Kuala Lumpur, Malaysia, hôm thứ ba (8/5), cửa công ty đã bị khóa trái và không ai ra mở cửa mặc dù phóng viên đã bấm chuông nhiều lần.

Một đại diện của công ty này, hôm thứ Ba (8/5), đã từ chối bình luận khi phóng viên Reuters hỏi về việc mua lại tờ Phnom Penh Post, và chỉ nói rằng ông Ganapathy đã đi du lịch nước ngoài.

RELATED ARTICLES

Tin mới