Ngày 28/3, ông Trương Trung Sinh, cựu Phó Chủ tịch thành phố Lữ Lương, Sơn Tây, Trung Quốc, đã bị nhận án tử hình với cáo buộc tham ô 1 tỷ nhân dân tệ.
Cùng ngày, tại Thượng Hải diễn ra vụ án của cựu Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn An Bang Ngô Tiểu Huy, bị cáo buộc lợi dụng chức vụ chiếm đoạt 10 tỷ nhân dân tệ trên tổng số vốn của các nhà đầu tư 65,2 tỷ nhân dân tệ. Tin cho biết Ngô Tiểu Huy đã khóc lóc nhận tội tại tòa, và đã bị tuyên án 18 năm tù.
Theo truyền thông “lề phải” Trung Quốc, trước đây Tập đoàn An Bang và Ngô Tiểu Huy bị nghi ngờ có dính líu tới mạng lưới lợi ích của Giang Miên Hằng và Bang Thượng Hải. Vì vậy, việc Ngô Tiểu Huy bị tuyên án có thể nói là gây kinh hoàng cho gia tộc Giang Trạch Dân và cả Bang Thượng Hải.
Buổi sáng ngày 28/3, Tòa án nhân dân Trung cấp Sơn Tây Lâm Phần đã tuyên án tử hình đối với tội danh nhận hối lộ của nguyên Phó chủ tịch thành phố Lữ Lương Trương Trung Sinh, còn gọi là “Lữ Lương giáo phụ” (cha đỡ đầu của Lữ Lương), và thêm 8 năm nữa cho khối tài sản hối lộ khổng lồ không rõ nguồn gốc của ông Trương, cuối cùng thi hành án tử hình.
Chi tiết vụ án “Lữ Lương giáo phụ”
Theo phán quyết, trong thời gian 1997 – 2013, Trương Trung Sinh từng lợi dụng chức quyền của mình như: Chủ tịch huyện Trung Dương tỉnh Sơn Tây, Bí thư huyện, Chuyên viên cơ quan hành chính khu Lữ Lương, Ủy ban thường vụ thành phố Lữ Lương, Phó Chủ tịch thành phố Lữ Lương để “giúp đỡ” và cung cấp “dịch vụ bảo kê” tham ô hơn 1,4 tỷ nhân dân tệ, những nhà cửa và tài sản của bị cáo cùng với chi tiêu khác rõ ràng vượt quá thu nhập ông Trương có được.
Tòa án còn chỉ rõ, căn cứ vào luật năm 2015, việc cân nhắc mức hình phạt đối với các vụ án tham ô không chỉ đơn thuần là thống kê những tài sản đã nhận hối lộ để luận hình phạt, mà dựa trên “số tiền và tùy trường hợp” làm tiêu chuẩn. Do vụ án của Trương Trung Sinh có “tình tiết đặc biệt nghiêm trọng” nên bị phán quyết tử hình.
Lữ Lương là một trong những thành phố nghèo của Trung Quốc, bản thân là Phó Chủ tịch của thành phố mà lại tham ô hết 1 tỷ nhân dân tệ, chuyện này đã làm chấn động cộng đồng mạng.
Tuy nhiên từ Đại hội lần thứ 18 tính đến nay, trong các vụ phán quyết mà chính quyền Trung Quốc công khai chỉ có vụ án này là nghiêm trọng bị xử tử, còn các án kiện của các ông “tai to” như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai cũng đã tham nhũng hàng ngàn tỷ nhân dân tệ nhưng vẫn còn có thể bảo toàn mạng sống.
Tham quan đầu tiên bị kết án tử hình sau Đại hội 19
Ngày 11/11/2016, nguyên Phó Chủ tịch khu tự trị Nội Mông Cổ, Trưởng phòng Công An Triệu Lê Bình bị phán quyết tử hình, trở thành quan chức Trung Quốc bị tử hình mà không cần hoãn thi hành án sau Đại hội lần thứ 18 với tội danh nhận hối lộ và cố ý giết người.
Tuy nhiên sau Đại hội lần thứ 19 Trương Trung Sinh đã tiếp quản vị trí đó của Triệu Lê Bình, ông Trương cũng trở thành vị quan tham đầu tiên bị tử hình vì tội nhận hối lộ sau Đại hội lần thứ 19 của Trung Quốc.
Quan tham Trương Trung Sinh khi còn nhậm chức. (Ảnh: Internet)
Dư luận cho rằng, đây có thể là tín hiệu ông Tập Cận Bình gửi cho các quan chức địa phương rằng chính phủ sẽ không nới lỏng đối với việc trừng trị sự tham ô hủ bại của quan chức Trung Quốc, nghĩa là các quan tham sẽ bị “gạch tên”.
Ngô Tiểu Huy chiếm đoạt 10 tỷ nhân dân tệ tiền đầu tư
Cùng ngày hôm đó tại Thượng Hải mở ra phiên tòa thẩm tra xử lý vụ án lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và lừa gạt tiền đầu tư của cựu chủ tịch hội đồng quản trị Ngô Tiểu Huy, được phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội Weibo.
Trong thư khởi tố có nói rõ, Ngô Tiểu Huy đã lấy thư trả lời phê duyệt bán hàng của Ủy ban quản lý giám sát bảo hiểm Trung Quốc, để huy động vốn đầu tư từ công chúng và tiến hành tuyên truyền giả dối, phạm pháp thu thập tiền vốn đầu tư có quy mô và xu hướng mở rộng thêm, tổng cộng có khoảng 10,56 triệu lượt người đầu tư, thực tế đã biển thủ được 65.248 tỷ nhân dân tệ.
Chưa dừng lại ở đó, Ngô Tiểu Huy năm 2007 và 2011 lợi dụng chức vụ Phó chủ tịch bảo hiểm tập đoàn An Bang, xúi giục các cấp quản lý của công ty dùng mánh khóe không ghi sổ các khoản chi, sau đó lấy khoảng 3 tỷ, tiếp đó là 7 tỷ nhân dân tệ tiền vốn bảo hiểm chuyển đi để kiểm soát thực tế sản nghiệp công ty.
Ngô Tiểu Huy nhận tội sau khi nghe Trương Trung Sinh bị xử tử hình
Trong 10 tiếng đầu xét xử được phát sóng trực tiếp, ông Ngô một mực từ chối nhận tội, và có ý kiến bất đồng với các tội danh cùng các cáo buộc khác, bày tỏ rằng bản thân mình không hiểu pháp luật, không biết làm như vậy là có thể cấu thành phạm tội, sau đó còn quay lại đổ vạ cho nhân chứng cùng bản tường trình không đúng sự thật, giám định không khách quan. Ông Ngô còn nói 3 tỷ nhân dân tệ đã được trả về, còn 7 tỷ nhân dân tệ còn lại là dùng để mua bất động sản.
Tuy nhiên cuối cùng ông Ngô đã “tự kiểm điểm sâu sắc”, “biết tội và hối lỗi”, đối với những chuyện của mình đã làm đều cảm thấy “ăn năn sâu sắc” và cầu xin giảm nhẹ xử phạt. Phiên tòa kết thúc vào buổi tối và thẩm phán tuyên bố kết thúc buổi xét xử và chọn ngày tuyên án sau đó.
Tới ngày 30/3, Ngô Tiểu Huy khóc lóc thảm thiết trước quan tòa, sau đó ông còn rút khăn giấy lau nước mắt từ người công an bên cạnh và mếu máo nói: “ Tôi hối hận sâu sắc, đã biết tội hối lỗi rồi, một lần nữa cầu xin tòa án và các cơ quan chức năng có liên quan giảm nhẹ hình phạt cho tôi”.
Chiếu đến đó thì màn hình của CCTV chuyển cảnh khác.
Ngô Tiểu Huy khóc lóc tại tòa. (Ảnh: cắt từ clip)
Ngô Tiểu Huy từ kiên quyết không nhận tội tới khóc lóc cầu xin giảm nhẹ hình phạt, thái độ xoay ngược làm cho người ta không khỏi ngạc nhiên.
Có người cho rằng có thể trong thời gian xét xử Ngô Tiểu Huy biết được “Lữ Lương giáo phụ” Trương Trung Sinh tham ô 1 tỷ nhân dân tệ bị tử hình, ý thức được rằng mình có thể cũng bị “xóa sổ”, nên trong tâm phòng bị chuyển sang kế hoạch “hợp tác” với quan tòa để được khoan hồng.
Sau phán quyết, một cư dân mạng chất vấn: “Lữ Lương giáo phụ nhận hối lộ 1 tỷ nhân dân tệ bị xử tử hình, Ngô Tiểu Huy biển thủ 65,2 tỷ nhân dân tệ tại sao chỉ phạt tù?”.
Giết gà dọa khỉ?
Ngô Tiểu Huy chính thức trở thành “phò mã” của gia tộc quyền thế và có nhiều mối quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc kể từ khi kết hôn với cháu ngoại của Đặng Tiểu Bình là Đặng Trác Nhiễm.
“Phò mã Đảng” Ngô Tiểu Huy (phải) và Vợ Đặng Trác Nhiễm (trái) (Ảnh: tổng hợp)
Năm 2008, Ngô Tiểu Huy thành lập An Bang ở thành phố Ninh Ba với số vốn đầu tư 500 triệu nhân dân tệ, nhưng tới cuối năm 2016 tổng số tiền đầu tư đã đạt tới 2.000 tỷ nhân dân tệ.
Đầu năm 2015, mạng truyền thông Tài tân đã truy lùng thông tin “thân thế” giữa An Bang và Ngô Tiểu Huy; nhưng gia tộc Đặng Tiểu Bình, Trần Tiểu Lỗ (con của Trần Nghị, là người mai mối Đặng Trác Nhiễm cho Ngô ), Chu Vân Lai cùng các thái tử đảng khác cùng nhau quay lưng với An Bang và ông Ngô. Mặt khác, truyền thông chính quyền Trung Quốc còn đề cập đến mối quan hệ giữa Ngô và Giang Miên Hằng.
Ngày 8/5/2017, Tờ Nhân dân Nhật báo hạ lệnh cho Tuần báo kinh tế Trung Quốc đăng một bài báo dài “Vén màn bí mật đế chế An Bang”, có đề cập tới tiền thân tập đoàn An Bang là Công ty TNHH Bảo hiểm Tài Chính An Bang. Người khởi xướng công ty bảo hiểm tài chính An Bang là tập đoàn ô tô Thượng Hải và 7 đơn vị pháp nhân khác, vị chủ tịch hội đồng quản trị đầu tiên của An Bang là tổng giám đốc tập đoàn ô tô Thượng Hải – Hồ Mậu Nguyên. Theo tài liệu đăng ký công thương cho thấy, người đại diện cho tập đoàn An Bang từ năm 2014 trở về trước là Hồ Mậu Nguyên.
Tập đoàn ô tô Thượng Hải lại dưới trướng Công ty Đầu tư Liên hợp Thượng Hải, công ty này nằm trong tay của Giang Miên Hằng, trong số các chức danh giám đốc đếm không xuể mà Giang Miên Hằng đứng tên thì tập đoàn ô tô Thượng Hải chỉ là một trong số đó.
Năm 1998, Giang Miên Hằng cho vay hàng triệu nhân dân tệ để mua Công ty Đầu tư Liên hợp Thượng Hải trị giá hàng trăm triệu nhân dân tệ của Ủy ban Kinh tế Thành phố Thượng Hải.
Ngoài tập đoàn ô tô ra, tập đoàn Trung Thạch Hóa cũng là cổ đông lớn của An Bang. Hiện tại Tô Thụ Lâm và Vương Thiên Phổ là hai tổng giám đốc tiền nhiệm của tập đoàn Trung Thạch Hóa lần lượt đều bị ngã ngựa. Ông Tô, ông Vương được cho là “con cưng dầu khí” của Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang.
Đây là những dấu hiệu cho thấy mục tiêu ông Tập Cận Bình muốn đá đổ rất có thể là thế lực đứng sau hậu thuẫn cho An Bang.
Thượng Hải là trung tâm tài chính của Trung Quốc, cũng là “sào huyệt” của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.
Cùng với việc xử tử Trương Trung Sinh cũng như việc xét xử Ngô Tiểu Huy tại Thượng Hải, sau đó là chủ trì buổi hội nghị ngày 28/3 thông qua các điều lệ khác nhau để thành lập Tòa án Tài chính Thượng Hải, ông Tập Cận Bình có thể muốn báo hiệu cuộc “đại khai sát giới” với nhóm Thượng Hải và gia tộc Giang Trạch Dân?
Giang Trạch Dân cũng là người đã để lại cho ông Tập Cận Bình một di họa tai tiếng bị thế giới lên án, đó là chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, môn khí công mà nhiều người cho biết đã đem lại cho họ những lợi ích sức khỏe và tinh thần.