Thursday, November 14, 2024
Trang chủBiển nóngTQ bị đáp trả vì hành động gây bất bình trên Biển...

TQ bị đáp trả vì hành động gây bất bình trên Biển Đông

Lầu Năm Góc hôm qua (23/5) đã không mời Trung Quốc đến tham gia một cuộc tập trận hải quân lớn do Mỹ chủ trì trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là đòn đáp trả đầu tiên của Mỹ đối với hành động quân sự hóa gây bất bình của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bước đi mới nhất của của Mỹ đã khiến Trung Quốc tức giận.

“Như là đòn đáp trả ban đầu đối với các hành động quân sự hóa liên tục của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng tôi đã không mời Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đến tham gia cuộc Tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC)”, Trung tá Christopher Logan – một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho hay.

Ông Logan không cho biết chính phủ Mỹ sẽ làm gì thêm nữa để đáp trả các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng ông này nhấn mạnh có “bằng chứng rõ ràng” cho thấy Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đối hạm, tên lửa đất đối không và các hệ thống gây nhiễu điện tử đến những các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương còn được gọi là RIMPAC vốn là cuộc tập trận hàng hải quốc tế lớn nhất thế giới. Cuộc tập trận hải quân đa quốc gia này được khởi động lần đầu tiên vào năm 1971. Cuộc tập trận hải quân RIMPAC đầu tiên chỉ có sự tham gia của tàu chiến 3 gồm Mỹ, Canada và Australia. Tuy nhiên, đến nay, những cuộc tập trận RIMPAC luôn có sự tham gia của hàng chục nước.

Không phải tất cả những nước tham gia cuộc tập trận RIMPAC đều là đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Trung Quốc chưa bao giờ tham gia vào cuộc tập trận nói trên cho đến năm 2014 mặc dù nước này đã từng cử giám sát viên đến cuộc tập trận RIMPAC 1998.

Trong cuộc RIMPAC 2014, vai trò của Trung Quốc chỉ được giới hạn ở những bài diễn tập ít nhạy cảm như cứu trợ thảm họa.

Năm 2016, một số nghị sĩ Mỹ chỉ trích chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi đó về việc cho phép Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC, nói rằng Bắc Kinh nên bị cấm tham gia vì những hành động ở Biển Đông. Tuy nhiên, một số nghị sĩ khác thì cho rằng, Trung Quốc nên được phép tham gia để Bắc Kinh có thể tận mắt chứng kiến năng lực của nước Mỹ. “Để Trung Quốc tận mắt thấy được thiết bị, vũ khí, nhân lực và năng lực của quân đội Mỹ, họ sẽ có một đánh giá thực tế hơn về việc Mỹ và các đồng minh có khả năng làm gì. Quan điểm sai lầm về việc Mỹ đang suy giảm sức mạnh sẽ được chứng minh rõ trong cuộc tập trận”, ông Nicole Forrester – một cựu chuyên gia Mỹ tuyên bố trên trang Military.com.

Trong diễn biến mới nhất hiện nay, sau khi phát hiện Trung Quốc triển khai tên lửa đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giới chức Mỹ một lần nữa kêu gọi chính quyền của Tổng thống Trump không mời Trung Quốc đến tham gia cuộc tập trận RIMPAC.

Ông Eric Sayers – một cựu cố vấn của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã miêu tả hành động triển khai tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông là “một bước đi leo thang lớn”. Ông này cho rằng, Mỹ có thể đáp trả tức thì bằng việc không mời Bắc Kinh tham gia cuộc tập trận hải quân đa quốc gia RIMPAC diễn ra ở Hawaii vào tháng Bảy tới.

“Khi Trung Quốc thấy rằng họ không bị trừng phạt hoặc bị trả giá rất ít khi có những kiểu hành động như thế – những hành động họ đã làm trong suốt từ năm 2015 đến năm 2016 – điều đó chỉ khiến họ tăng cường những hành động như vậy”, ông Sayers nhận định. Ông này hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington.

“Trung Quốc xem việc họ được tham gia vào cuộc tập trận là một dấu hiệu của sự công nhận giữa các cường quốc hàng hải thế giới nhưng Bắc Kinh không nên được phép quân sự hóa vùng biển này mà vẫn được đón chào như một thành viên của cộng đồng hàng hải”, nhà phân tích Sayers nhấn mạnh.

Phản ứng trước bước đi trên của Mỹ, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc – ông Wang Yi hôm qua đã nói với các phóng viên rằng, “chúng tôi nhận thấy đó là bước đi hoàn toàn không mang tính xây dựng”.

RELATED ARTICLES

Tin mới