Saturday, January 18, 2025
Trang chủBiển nóngHoàn cầu: "Ngoài đối phó TQ, Mỹ còn muốn "chôn vùi" đồng...

Hoàn cầu: “Ngoài đối phó TQ, Mỹ còn muốn “chôn vùi” đồng minh trong chiến lược Ấn Độ-TBD”

“Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là cái hố lớn được Mỹ đào. Washington lôi kéo Ấn Độ để cùng đẩy Trung Quốc xuống hố, sau đó sẽ đẩy tiếp Ấn Độ xuống hố này”, Hoàn cầu quả quyết.

Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Mỹ

Trong bài phát biểu tại Hawaii ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM) sẽ được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPCOM).

“Mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh và các đối tác ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương rất quan trọng để duy trì sự ổn định của khu vực”, ông James Mattis nói.

“Để ghi nhận sự kết nối ngày càng tăng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hôm nay chúng tôi đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, hành động này còn nhằm thể hiện mối liên hệ quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ.

Giới quan sát cho rằng, động thái này vừa thể hiện Washington đang hướng tới một chiến lược rộng lớn hơn, vừa nhằm đối phó áp lực từ những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc trên biển Đông.

Bình luận về động thái của Lầu Năm Góc, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng, thực chất Washington đang đi một nước cờ lớn.

“Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương có hai mục tiêu dài hạn: Thứ nhất, tiêu hao chiến lược tương hỗ lâu dài của 2 cường quốc mới nổi là Trung Quốc – Ấn Độ; Thứ hai, nhằm đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ trong tương lai của Ấn Độ, giúp ý định tăng cường sự kiểm soát với Ấn Độ Dương của Mỹ thành hiện thực sớm hơn, ngăn chặn Ấn Độ trở thành một thách thức mới”, báo Trung Quốc viết.

Theo tờ này, sự trỗi dậy của Ấn Độ và Trung Quốc trong thế kỷ 21 có thể được coi là làn sóng lớn và “sự trỗi dậy của Trung-Ấn về cơ bản giống nhau”.

“Ở gian đoạn hiện nay, các nước phương Tây đưa ra nhiều sự ủng hộ đối với sự phát triển của Ấn Độ, là do tư duy địa chính trị tạm thời kiếm chế những tính toán về lợi ích. Cùng với những thành công không ngừng về kinh tế của Ấn Độ, các nước phương Tây sẽ dần cảm thất bất mãn”, Hoàn cầu cho rằng, sau 20 năm nữa, mối quan hệ giữa New Delhi và các nước phương Tây sẽ gia tăng căng thẳng.

“Chính sách châu Á hoàn hảo nhất của châu Á của Mỹ là lôi kéo Ấn Độ để làm tiêu hao chiến lược tương hỗ giữa Bắc Kinh và New Delhi”, tờ này cáo buộc, chiến lược tương tự dường như đã được áp dung trong cuộc đối đầu Trung-Ấn tại cao nguyên Doklam mùa hè 2017.

Theo Hoàn cầu, Ấn Độ Dương sẽ trở thành trung tâm hàng hải toàn cầu nhưng tương quan sức mạnh quân sự ở khu vực này còn tương đối đơn giản và trong tương lai sẽ có nhiều thế lực can thiệp vào khu vực này nhưng chỉ cần Trung-Ấn duy trì quan hệ bình thường thì xung đột an ninh lớn nhất trên Ấn Độ Dương sẽ khó có thể xảy ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

“Mỹ sẽ là nhân vật chính của cuộc cạnh tranh này. Washington sẽ nỗ lực trở thành quốc gia lãnh đạo nhằm ngăn chặn sự chia sẻ quyền lực ở khu vực này”, báo Trung Quốc bình luận.

“Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là cái hố lớn được đào bởi Mỹ. Washington muốn đồng thời chôn vùi sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Dự đoán của bộ phân tinh anh Mỹ chính là, trước tiên lôi kéo Ấn Độ để cùng đẩy Trung Quốc xuống hố, sau đó sẽ đẩy tiếp Ấn Độ xuống hố này”, Hoàn cầu quả quyết.

Tuy nhiên, theo tờ này, New Delhi dường như cũng nhận ra điều này và cũng có sự đề phòng nhất định nên Washington khó đạt được mục đích.

RELATED ARTICLES

Tin mới