Sunday, January 19, 2025
Trang chủĐiểm tinTQ tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La

TQ tìm mọi cách xoay chuyển tình thế tại Đối thoại Shangri-La

Với điểm nóng Biển Đông và các hành vi quân sự hóa đảo nhân tạo trong chương trình nghị sự, Trung Quốc tìm mọi cách định hình Đối thoại Shangri-La thành một hội nghị trao đổi học thuật hơn là một cuộc tranh luận chính sách.

Trung tướng Hà Lôi dự kiến dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc dự Đối thoại Shangri-La 2018. Ảnh: AP

Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức năm nay diễn ra từ ngày 1-3.6 tại Singapore. Đây là hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh Châu Á, quy tụ Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức của hơn 50 nước, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp, Việt Nam, Philippines…

Chương trình nghị sự của Đối thoại Shangri-La năm nay dự kiến sẽ bị chi phối bởi các tranh chấp ở Biển Đông và vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Trên đường đến Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông , nói rằng “chỉ có duy nhất một nước” dường như “bị làm phiền” bởi các hoạt động thường lệ của chiến hạm Mỹ.

“Chúng tôi nỗ lực hết sức để hợp tác với các nước Thái Bình Dương, đó là cách chúng tôi làm trên khắp thế giới. Nhưng chúng tôi cũng sẽ đối đầu với những gì chúng tôi tin là đi ngược lại luật pháp quốc tế, đi ngược lại những gì mà các tòa án quốc tế đã ra phán quyết” – SCMP dẫn lời ông Mattis cho biết.

Dự kiến trong ngày 2.6, Bộ trưởng Mattis sẽ có bài phát biểu với nhan đề “Sự lãnh đạo của Mỹ và những thách thức của an ninh Ấn Độ – Thái Bình Dương”, trong đó nhắc đến sự cạnh tranh hàng hải ngày càng tăng của Trung Quốc với các nước lớn như Mỹ và Ấn Độ.

Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh Mỹ và đồng minh chỉ trích những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc cho máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa , thuộc chủ quyền Việt Nam.

Để “xoay chuyển tình thế”, Trung Quốc lựa chọn cẩn thận trưởng đoàn tham gia Đối thoại Shangri-La. Theo đó, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc không phải là một nhà hoạch định chính sách quân sự, mà là trung tướng Hà Lôi (He Lei), Phó Giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc – động thái được thiết kế để định hình Đối thoại Shangri-La là một hội nghị “trao đổi học thuật” thay vì tranh luận chính sách.

Một nguồn tin thân cận với phái đoàn Trung Quốc cho biết, đại tá Chu Ba (Zhou Bo), sĩ quan cao cấp của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sẽ có bài phát biểu tại phiên đặc biệt về cạnh tranh và hợp tác giữa Trung Quốc với Ấn Độ, trước bài phát biểu đề dẫn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về những xung đột tiềm năng trong khu vực.

Ông Chu Ba, Giám đốc Trung tâm Hợp tác An ninh, Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế trực thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, sẽ tham gia phiên họp vào ngày 2.6 về quản lý cạnh tranh an ninh khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới