Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCuộc đối đầu Mỹ – Trung diễn ra trên một chiều hướng...

Cuộc đối đầu Mỹ – Trung diễn ra trên một chiều hướng mới

Với những ai còn chưa rõ ý định thực của Trung Quốc trên Biển Đông, các động thái trong tháng này của họ có lẽ đã làm sáng tỏ nhiều điều. Tin tức liên tục cho biết Trung Quốc đã cho lắp tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống tên lửa không đối không trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp—chưa kể còn xây 400 căn cứ đủ sức chứa toàn bộ lực lượng quân sự tại chỗ, theo Atlantic.

Sau đó, Trung Quốc tuyên bố đã điều máy bay ném bom tới các đảo nhân tạo tại hải phận tranh chấp để chuẩn bị cho “hải chiến Biển Đông”. Nước này còn điều máy bay ném bom tới một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa cũng đang tranh chấp.

Từ góc độ riêng lẻ, động thái của Trung Quốc có thể được xem là một trò chơi địa chính trị, trong đó Bắc Kinh thách thức chủ quyền các nước láng giềng để xem mức độ nhẫn nại của các nước này tới đâu, Atlantic bình luận. Nhưng khi kết hợp các sự kiện lại, rõ ràng Trung Quốc đang thể hiện sức mạnh quân sự trên mọi khu vực họ tuyên bố chủ quyền—hoàn toàn phớt lờ ý kiến ​​quốc tế.

Tập Cận Bình

Ông Tập Cận Bình quan sát cuộc duyệt binh, tập trận trên Biển Đông trong tháng 4/2018. (Ảnh: SCMP)

Phản ứng lại động thái của Trung Quốc, Hoa Kỳ—vốn đang đối đầu Trung Quốc trong một cuộc chiến thương mại—đã huỷ bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận chung 2 năm một lần mà quân đội Trung Quốc tham gia lần đầu vào năm 2016.

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm thứ Tư (23/5) cho biết đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận chung Rim of the Pacific ở Hawaii vì Trung Quốc “vi phạm lời hứa” phi quân sự hóa quần đảo Trường Sa.

Biển Đông

Tàu chiến Mỹ thường xuyên hiện diện ở Biển Đông, chống lại các hành vi bành trướng, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. (Ảnh minh họa: SCMP)

Đại tá Christopher Logan, phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ cam kết xây dựng một Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do. Hành động tiếp diễn quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên Biển Đông của Trung Quốc chỉ làm gia tăng căng thẳng và gây mất ổn định khu vực.

Phản ứng đầu tiên của chúng tôi trước động thái này cùa Trung Quốc là chúng tôi đã loại Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc khỏi cuộc tập trận chung Thái Bình Dương 2018 – Rim of the Pacific (RIMPAC). Hành vi của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC”.

Ông Logan nói thêm rằng Hoa Kỳ nắm trong tay bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm, hệ thống tên lửa không đối không và các thiết bị làm nhiễu điện tử trên quần đảo Trường Sa, chuỗi thực thể đang tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Phát ngôn viên này còn dẫn chứng vụ một máy bay ném bom Trung Quốc hạ cánh tại đảo Phú Lâm là ‘căn nguyên gây lo ngại’. Đảo Phú Lâm là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa mà hiện Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền.

Biển Đông

Gần đây Trung Quốc đã cho một máy bay ném bom hạ và cất cánh tại đảo Phú Lâm. (Ảnh: SCMP)

“Chúng tôi tin rằng những triển khai gần đây và động thái tiếp diễn quân sự hóa là hành vi vi phạm nghiêm trọng lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình với Hoa Kỳ và thế giới sẽ không quân sự hóa quần đảo Trường Sa”, ông Logan nói.

Quyết định của Bộ Quốc phòng hôm thứ Tư trùng hợp với chuyến thăm Washington của ông Vương Nghị, hiện là nhà ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc. Ông Vương gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để thảo luận về vấn đề Triều Tiên, nhưng đồng thời cũng nhắc tới quyết định trên của Lầu Năm Góc.

Ông Pompeo cho biết ông sẽ để Bộ Quốc phòng “nói về việc đó. Chỉ để bày tỏ quan ngại nhất quán của chúng tôi về vấn đề quân sự hóa Biển Đông”. Ông Vương ngược lại có nhiều điều muốn nói hơn, gọi quyết định hủy lời mời là “động thái không mang tính xây dựng. Một quyết định bị xem nhẹ. Không giúp ích gì cho sự thấu hiểu song phương Trung-Mỹ. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực đó.”

Theo ông Vương: “Trung Quốc chỉ xây một số cơ sở dân sự và quốc phòng cần thiết trên các hòn đảo thuộc chủ quyền nước chúng tôi. Đó là quyền tự vệ và chủ quyền riêng. Đây là hành động triển khai chính thường và không liên quan gì tới quân sự hoá, cũng như Hoa Kỳ có hiện diện quân sự ở Hawaii, hay trên đảo Guam. Lại nói, triển khai của Trung Quốc ở quy mô nhỏ hơn so với Hoa Kỳ nhiều. Đây chỉ nhằm phục vụ mục đích quốc phòng cần thiết. Chúng tôi không hy vọng sẽ thấy bất kỳ sự cường điệu hay kích động nào vì vấn đề này”.

Quyết định của Lầu Năm Góc diễn ra trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ – Trung. Các cuộc đàm phán giữa hai nước đã kết thúc gần đây. Mỹ cho biết sẽ trì hoãn áp đặt thuế quan lên các hàng hóa Trung Quốc xuất vào Mỹ. Ngược lại, cam kết của Trung Quốc khá mơ hồ, rất chung chung—cam kết cắt giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ ở một con số không công bố.

RELATED ARTICLES

Tin mới