Thursday, November 28, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaAi đã cắt các đảo trên sông Amur Nga cho TQ?

Ai đã cắt các đảo trên sông Amur Nga cho TQ?

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Roman Skoromokhov.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” cách đây hơn hơi lâu (ngày 10/3/2017), nhưng vẫn có thể có một số thông tin thú vị. Sau đây là nguyên văn bài viết, ảnh và sơ đồ là của tác giả, chúng tôi chỉ bổ sung thêm lược đồ khu Tuva để tiện hình dung.

Một vấn đề được đặt ra: “Ai là người đã cắt các đảo trên sông Amur cho Trung Quốc”?

Tất cả (câu trả lời) rất đơn giản. Chính V.Putin là người đã “trao trả” những đảo này.

Đúng vậy, vào năm 2004 (theo thỏa thuận bổ sung ngày 14/10/2004 giữa LB Nga và CHND Trung Hoa) một số đảo trên dòng chảy sông Amur với tổng diện tích hơn 300km2 đã được chuyển giao cho Trung Quốc. Và quả thực, trên các văn bản (bàn giao đó) là chữ ký của Putin. Đấy là sự thật.

Nhưng, như thường lệ, chuyện gì cũng có những chi tiết nhạy cảm, tế nhị của riêng nó. Và, trước khi nổi nóng theo phong cách của một số phương tiện thông tin đại chúng mỗi khi đề cập đến chủ đề bán tống bán tháo đất đai của cha ông để lại, bán tất tần tật cũng theo tinh thần đó, có lẽ nên cày xới lại lịch sử một chút. Không phải để làm rõ tính xác thực, mà đơn giản chỉ là để hiểu, móng vuốt mọc từ đâu.

Và ở đây sẽ xuất hiện ra một số chi tiết thú vị mà tôi muốn thử giới thiệu với các bạn. Sau đó thì có thể sẽ rút ra các kết luận là ai đã bán, đã bán những gì và ai đã phản bội ai.

Các đảo, vì nó mà mọi việc nổi sóng, trong cả một khoảng thời gian rất dài trước đây, không những không một ai có thể hiểu chúng là của ai, mà ngay cả chuyện chúng có phải là những là những hòn đảo tranh chấp không cũng không được nghĩ đến.

Nỗ lực đầu tiên đề cập đến vấn đề biên giới có thể (và phải) được coi là Hiệp ước Nherchinski năm 1689. Chính vào thời kỳ này, lần đầu tiên các bên Nga và Trung Quốc) đã ngồi vào bàn để đàm phán ở cấp nhà nước cách giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.

Ai da cat cac dao tren song Amur Nga cho Trung Quoc?
Trên bản đồ – vùng màu đỏ là khu vực tranh chấp /Còn đường gạch chấm ở giữa khu vực tranh chấp là biên giới được xác lập theo Thỏa thuận bổ sung ngày 14/10/2004.Phần lãnh thổ màu xanh- LB Nga, màu vàng- Trung Quốc

Hiệp ước Nherchinski

Đường biên giới được xác lập trên sông Arguni và tiếp theo theo sườn dải núi Stanov đến bờ biển Okhot. Vùng đất phía Đông lúc ấy chưa được khảo sát, và nói chung là không được thể hiện rõ ràng trên bản đồ.

Sau đó là các Hiệp ước Aigunski (1858) và Bắc Kinh (1860).

Hiệp ước Aigunski trên thực tế đã xác định lại toàn bộ các điều khoản của Hiệp ước Nherchinski. Các bên nhất trí là bờ trái của sông Amur tính từ sông Argunhi đến cửa sông đổ ra biển thuộc về Nga, còn khu Ussuriski đến vị trí sông Usuri đổ vào sông Amur ra đến biển thuộc quyền sử dụng chung cho đến khi phân định xong đường biên giới.

Chỉ có tàu thuyền của Nga và Trung Quốc mới được đi lại trên các sông Amur, Sungari và Ussuri, tất cả tàu của nước khác đều bị cấm.

Năm 1880, Hiệp ước được thông qua và bổ sung thêm Hiệp ước Bắc Kinh. Nói chung cả hai hiệp ước trên là thắng lợi không thể tranh cãi của ngành ngoại giao Nga với đại diện là Bá tước Nhikolai Nhikolaievichn Muraviev, người sau này đổi tên thành Bá tước Muraviev- Amurski (sông Amur-ND).

Con người cực kỳ thông thái, không bị gánh nặng tình yêu Viễn Đông làm khó xử Muraviev, trong suốt 5 năm làm việc với đại diện Trung Quốc, không những đã lấy lại được tất cả những gì đã trao cho Trung Quốc theo Hiệp ước Nherchinski, mà còn công khai đe dọa “mở mặt trận thứ hai” (vào thời gian đó cuộc chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc đang ở thời điểm cao trào), lấy thêm được cho Nga khu vực Ussurisk hiện nay.

Tham vọng (lãnh thổ) của Bá tước Muravjev- Amurski còn rộng dài hơn. Trong các báo cáo gửi Sa hoàng Nhikolai Đệ Nhất và Sa Hoàng Aleksandr Đệ Nhị ông đã nhiều lần đề xuất sát nhập vào Nga các khu vực lãnh thổ phía Bắc và phía Tây Đế quốc Trung Quốc, kể cả các nước láng giềng (của Trung Quốc) là Mông Cổ và Triều Tiên.

Nhưng các vua Nga không mạo hiểm đi những bước đi như vậy, tuy vẫn cho phép Muravjev thành lập Quân đội Cô dắc ngoại Baikal. Người Trung Quốc quá mừng rỡ- mọi việc được giải quyết với giá rẻ, nên đã ký các hiệp ước, mặc dù vẫn cho rằng (người Nga) đã trấn lột họ. Nhưng đã không thể làm gì với Muravijev.

Và hai bên không còn nhắc tới vấn đề biên giới nữa. Người Nga thì hài lòng với mọi chuyện, phía Trung Quốc thì cũng không thích tìm kiếm các cuộc phiêu lưu trên trường ngoại giao nữa, để không bị mất thêm cái đó.

Sau đó là năm 1917 và tất cả những gì liên quan. Nhưng trên biên giới lúc ấy thì “nơi đây bình minh tương đối yên tĩnh”.

Chỉ đến năm 1924, chính phủ của Liên Xô mới thành lập đã bắt đầu những nỗ lực nhằm làm rõ vấn đề biên giới- lãnh thổ. Thậm chí đã ký một bản ghi nhớ với đại diện các tỉnh biên giới về ý định phân định biên giới. Nhưng mọi việc chỉ dừng lại trên giấy.

Năm 1926, vấn đề lại được xới lên. Nhưng không phải là do sáng kiến của ai đó, mà đơn giản chỉ vì dân chúng tại khu vực này hiểu rằng sắp tới có thể xảy ra tình trạng hỗn loạn nên bắt đầu chiếm đất đai một cách hỗn loạn, mạnh ai nấy chiếm. Không những thế, tham gia vào các cuộc cướp đất có cả đại diện của cả hai bên.

Người Trung Quốc chiếm đất trên bờ trái sông Amur, còn người Nga cũng có những hành động tương tự trên bờ phải sông Amur. Hai bên lại gặp nhau và đi đến thống nhất là cần phải chấm dứt ngay tình trạng lộn xộn này.Và sau đấy lại yên tĩnh.

Tiếp theo là Chiến tranh thế giới thứ hai và nói chung là không ai để ý đến vấn đề biên giới nữa.

Đặc biệt là Trung Quốc vì đối với nước này vấn đề độc lập trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Và nếu như tính tới một thực tế là Trung Quốc đã “phối kết hợp” cùng một lúc cuộc chiến tranh chống Nhật với Nội chiến, thì còn bụng dạ nào nghĩ tới biên giới nữa?

Năm 1945, khi giải quyết vấn đề Nhật Bản, Vasilievski (Nguyên soái Liên Xô A.M. Vasilievski, Tư lệnh Bộ đội Xô Viết tại Viễn Đông trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản, tuyên chiến nửa sau năm 1945-ND) cùng các đồng chí của mình (Malinovski. Meretskov, Purkaev- các tướng lĩnh Liên Xô) đã chiếm đóng một số khu vực lãnh thổ Trung Quốc, trong đó có cả các đảo trên sông Amur.

Người Trung Quốc không phản đối, bởi vì (đối với người Trung Quốc) lúc đó thì giải quyết vấn đề Nhật Bản bằng lực lượng của người Nga là phương án hấp dẫn hơn nhiều so với bằng sức của chính mình (Trung Quốc).

Sau đó là thời gian hòa bình, và lúc đó lại xuất hiện vấn đề vốn đã tồn tại từ những năm 20 về việc cần phải tiến hành phân định biên giới.

Nhưng tình thế lúc này đã trở nên phức tạp hơn vì Quân đội Xô Viết còn đang kiểm soát một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc. Hoàn toàn không nhiều nhưng việc đàm phán xác định khu vực đó bị kéo dài.

Và, nếu như đối với Kuril thì mọi việc đều rất đơn giản- (Liên Xô) lấy lại đất từ tay đối phương và tuyên bố chiếm giữ, thì lấy đất của Trung Quốc trong khi vừa chiến đấu cùng một trận tuyến với nước này, nghe có vẻ không ổn lắm. Không phải theo phong cách Nga, ít nhất cũng là như vậy.

Các bên Xô- Trung đã tìm cách giải quyết tình huống này trước năm 1964. Trong năm 1964, cuối cùng hai bên cũng đã thống nhất được với nhau về một văn bản có vẻ như cả hai bên đều chấp nhận được. Hai bên quyết định bên giới dọc theo sông Amurr, nhưng vướng mắc lại nằm ở chính các chi tiết, mà cụ thể hơn là từng đảo cụ thể một trên sông sẽ thuộc chủ quyền của ai.

Xin nhắc lại là Liên Xô thời kỳ đó đã được đặt dưới sự trị vì toàn diện của Khrushev. Và chính nhờ có Nhikita Xergeyevích (Khrushov) mà mối quan hệ với Trung Quốc đã đi vào một quỹ đạo không được thân thiện lắm.

Đồng chí Mao, khi Iosif Vissarionovich (Stalin) còn sống thì “lặng hơn nước, thấp hơn cỏ”, nay đã mài nhọn sừng và quyết định chứng minh cho Nhikita Xergeyevich(Khrushov) là không được phép coi thường Trung Quốc.

Sau đó thì mối quan hệ ngày càng căng thẳng hơn, và người Trung Quốc thậm chí còn đem Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) để kiểm tra trên thực địa thiết kế Xô Viết mới nhất- tổ hợp tên lửa phóng giàn “Grad”.

Khrushov, mặc dù đôi lúc tỏ ra khờ khạo, những cũng đã từng giơ nắm đấm đe dọa. Và Quân Xô Viết đã làm thật. Kết quả là những quân nhân PLA tham gia cuộc thử nghiệm trên được “điểm danh” bằng những chiếc bi đông và ổ khóa dây thắt lưng bộ đội còn sót lại.

Và lại yên tĩnh và “hòa thuận”. Nhưng về việc người Trung Quốc rất biết cách chờ đợi, thì ai trong chúng ta cũng đều đã biết.

Ngày đen tối là ngày 16/5/1991. Đúng vào ngày hôm đó, Giuda Xô Viết, Tổng thống đầu tiên kiêm nhiệm chức tổng thống cuối cùng của Liên Xô M.S. Gorbachev đã ký một văn kiện về việc biên giới với Trung Quốc sẽ được phân định theo dòng chảy của sông Amur.

Và như vậy, đây là lần đầu tiên trong hàng trăm năm Trung Quốc có khả năng pháp lý chính thức hóa tranh chấp chủ quyền với Nga đối với các đảo Ussurisk lớn và Tarabarov.

Tôi xin nhấn mạnh, hàng mấy trăm năm trước đó vấn đề về chủ quyền (đối với các hòn đảo đó) chưa từng bao giờ được đặt ra. Gorbachev đơn giản chỉ bằng một nhát bút đã nhường hết các lãnh thổ tranh chấp.

Trong khi người Trung Quốc còn đang chưa kịp tin vào mắt mình, Gorbachev đã hoàn thành xuất sắc việc làm tan rã Liên Bang Xô Viết và tự mình ném mình vào bãi rác lịch sử .

Nhưng những văn kiện mà ông ta đã ký vẫn còn đó và hơn nữa, nước Nga, với tư cách là chủ thể thừa kế của Liên Bang Xô Viết đã được hưởng trọn niềm sung sướng đó.

Vâng, còn thêm một khía cạnh nữa: Gorbachev đã không mặc cả được MỘT TÝ GÌ (chữ in của tác giả) để đổi lấy những khu vực lãnh thổ cắt cho Trung Quốc này. Đơn giản là (ông ta) được giao quyền và chuyển giao (cho Trung Quốc). Nhưng, sau vụ Đông Đức thì các đảo trên có ý nghĩa gì đối với ông ta nữa?

Nhưng điều khủng khiếp nhất là về sau này. Khi Boris (Elsin) nắm quyền. Tổng thống Nga đầu tiên. Chuyên gia thực thụ đấy….

Tháng 12 năm 1992. Hội nghị thượng đình Nga- Trung. B.N. (Boris Nhikolaievich Elsin-ND) ký một bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau giữa Chính phủ LB Nga và Chính phủ CHND Trung Hoa về các vấn đề cắt giảm lực lượng vũ trang và cùng cố sự tin tưởng lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự tại khu vực biên giới.

Trích điều 12.

‘Các bên tiếp tục các cuộc đàm phán về những khu vực biên giới giữa Nga và Trung Quốc mà hai bên vẫn chưa thống nhất được với nhau căn cứ vào các hiệp ước hiện hành về biên giới Nga- Trung hiện nay theo các chuẩn mực luật pháp quốc tế, trên tinh thần các cuộc tư vấn bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau và cùng nhượng bộ để có thể giải quyết một cách công bằng và hợp ý các vấn đề lãnh thổ”.

Các vấn đề biên giới đã được giải quyết theo đúng quy mô và sự hào phóng Elsin. Elsin trao cho Trung Quốc khoảng 600 (SÁU TRĂM) hòn đảo trên các sông Amur và Ussuri, cả những đảo không lớn, cả những đảo có diện tích trên trung bình. Cộng với 11 km2 trên cạn. Quả là xa xỉ.

Nhưng điều kinh khủng nhất- đó là tạo một tiền lệ cho các tranh chấp lãnh thổ (với Trung Quốc) về sau. Không phải là chuyện (Trung Quốc) còn có thể chiếm đoạt cái gì nữa, mà là chuyện người Nga còn có thể chuyển giao thêm những gì.

Người Trung Quốc không phải là những kẻ ngốc, và hiểu rằng, B.N (Boris Elsin) cho phép họ làm điều đó.

Và nếu như có thể, tại sao lại không lấy thêm? Tội gì phải dùng đến pháo binh, nếu như đồng đôla “gửi cho ai đó” làm việc cũng hiệu qủa không kém?

Tôi không thể tìm ra một lý do nào khác ngoài việc (Trung Quốc) đã mua chuộc được các quan chức địa phương (Nga) để giải thích cho việc Nga mất khoảng 15 km2 lãnh thổ khi phân định biên giới trong năm 1995.

Và người Trung Quốc lặng lẽ đắp bồi các mô cát, uốn để dòng chảy giữa Trung Quốc và các đảo tranh chấp gần Khabarovsk trở thành đường phân định biên giới. Sau đó thì có thể đưa ra thỏa thuận mang tên Gorbachev có chữ ký đàng hoàng của ông ta để xác định đường biên giới trên giữa dòng chảy của sông.

Và còn Putin thì sao? Không sao cả. Không, quả thực là không sao cả. Vladimir Vladimirovich (Putin-ND) đã làm tất cả những gì trong khả năng của ông ấy. Chính ông là người buộc phải làm cái công việc kết thúc tất cả các tiến trình đó. Những tiến trình mà Gorbachev và Elsin đã khởi động.

Đến hôm nay thì công việc phân định biên giới đã hoàn tất. Và chính chữ ký của Putin đã đặt dấu chấm hết cho những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với Nga.

Vâng, rất tiếc, đã nhượng cho Trung Quốc quá nhiều, nhưng cũng không thể không cắt đất vì đã có những nhân vật chính thức ký các thỏa thuận chính thức trước đó.

Vấn đề chỉ là ở chỗ có được chút lợi ích nào không và phải chịu những tổn thất như thế nào?

Nhưng những ai cảm thấy hứng thú khi nói về chủ đề “Putin đã cắt đất, Putin đã trao trả” cũng nên nghĩ nhiều hơn đến việc ai là người đã ký và đã ký những gì.

Chính vì vậy, sau khi nghe xong những câu chuyện về việc “Putin phân phát đất đai”- xin đừng lười, hãy nhắc cho những kẻ đang nói như vậy về việc ai người trên thực tế đã ký và đã cắt đất cho Trung Quốc.

Nhưng dù sao thì nhìn chung, thời đại tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Trung Quốc đã trở thành quá khứ. Bằng một giá đắt, nhưng đó là thực tế. Trung Quốc đã nhận những gì mình muốn, lãnh thổ đã được phân định, biên giới đã được xác lập. Chỉ còn mỗi một việc là tiếp tục phát triển theo tinh thần hiệp ước “những mối quan hệ hữu nghị bền chặt” mà thôi.

Như người ta thường nói. “kẻ nào bóp méo qúa khứ, y là thằng chột, nhưng người nào quên quá khứ, kẻ ấy bị mù cả hai mắt”.

Không nên bóp méo (quá khứ), vì làm như vậy chẳng có ý nghĩa gì, chúng ta chỉ sẽ nên ngạc nhiên và thể hiện quan điểm của mình về việc người ta xây dựng Trung tâm mang tên Tổng thống đầu tiên của Nga (Boris Elsin) vì những công lao nào của ông ta.

Có lẽ, do cả những công lao mà chúng ta vừa nói tới (phân định biên giới với Trung Quốc- ND) chăng. Rất có khả năng là ông ta đã có thể cắt luôn cả khu Tuva (xem bản đồ-ND) cho người Trung Quốc.

Nhưng tôi muốn nói thêm một chút với các nhân vật theo chủ nghĩa tự do và những người quý mến khác muốn đổ hết tội chính lên đầu Putin: hãy chịu khó thường xuyên hơn nhìn vào xem dưới các văn bản là chữ ký của ai.

Tìm hiểu thực chất của vấn đề nhiều khi cũng rất có lợi đấy. Thường thì người có lỗi không phải những đao phủ chặt đầu tử tù, mà chính là những quan tòa ký bản án tử hình đó.

Và, tiện đây xin nói thêm: câu chuyện mới dẫn trên đây trong bất cứ trường hợp nào cũng không được coi là hình mẫu để giải quyết vấn đề Kuril. Kể lại câu chuyện cũ, và chỉ thế thôi.

Còn về bản chất, thì công lao của V. Putin, người đã không “nhượng” tất cả các khu vực lãnh thổ của chúng ta ở Viễn Đông, hoàn toàn có thể sánh được với công lao của Muravoijev Amurski, người đã khai phá và hợp nhất những khu vực lãnh thổ đó vào Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới