Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngLoạt cường quốc tiến vào Biển Đông, quyết ngăn không cho TQ...

Loạt cường quốc tiến vào Biển Đông, quyết ngăn không cho TQ hành động ngang ngược

Sau Hải quân Mỹ, đến lượt Hải quân Anh và Hải quân Pháp sẽ thẳng tiến vào Biển Đông, cụ thể là vào khu vực Trung Quốc đang đòi chủ quyền một cách phi lý, nhằm mục đích bác bỏ đòi hỏi của Bắc Kinh đồng thời khiến Bắc Kinh phải thay đổi cách hành xử trong khu vực.

Hải quân Anh và Hải quân Pháp có kế hoạch theo chân Hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ của riêng họ ở vùng Biển Đông tranh chấp. Hải quân Anh và Hải quân Pháp sẽ đi vào những khu vực mà cả London và Paris cho rằng Bắc Kinh đang đòi chủ quyền một cách phi lý ở đó.

Một nhóm hải quân gồm các chiến hạm và máy bay hải quân của cả Anh và Pháp sẽ thẳng tiến vào Biển Đông trong tuần tới, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parley hôm 03/06 cho biết. Lực lượng này sẽ “đi vào một số khu vực nhất định” mà ở đó Lực lượng Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa được cho là đang có mặt.

“Đã có thời điểm, một giọng nói nghiêm khắc xâm nhập vào hệ thống tiếp sóng của chúng tôi và bảo chúng tôi tránh xa khỏi cái gọi là ‘khu vực lãnh hải’. Tuy nhiên, chỉ huy của chúng tôi đã bình tĩnh trả lời rằng ông ấy sẽ tiếp tục cho con tàu tiến về phía trước bởi những vùng biển này theo luật quốc tế là vùng lãnh hải quốc tế”, bà Parley nhấn mạnh.

Biển Đông là nơi đang chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng giữa Trung Quốc với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông – một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn với thế giới đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.

Pháp không có bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông nhưng có ý định góp phần vào việc duy trì trật tự “dựa trên luật pháp” ở Biển Đông “trên cơ sở thường xuyên cùng với các đồng minh và bạn bè của mình”, bà Parley nhấn mạnh trên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam số ra ngày hôm qua (04/05).

Bằng cách thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, chúng tôi cũng muốn đặt chính mình vào vị trí của một lực lượng phản đối kiên trì đối với bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào dựa trên sự đã rồi ở các hòn đảo”, nữ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp cho hay, ám chỉ đến việc Trung Quốc đang tìm cách thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông và đòi chủ quyền một cách tham lam, phi lý ở khu vực này. Bà Parley nhấn mạnh, bà tin là Hải quân Pháp “nên mở rộng nỗ lực nói trên hơn nữa”.

Thông báo của nữ Bộ trưởng Parley phù hợp với những phát biểu gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ông chủ Lầu Năm Góc hồi cuối tuần trước đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và nghiêm khắc các hành động xây dựng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Mattis nói: “Bất chấp những phát biểu ngược lại của Trung Quốc, việc nước này đặt các hệ thống vũ khí ở những hòn đảo trên Biển Đông chắc chắn là gắn với mục đích quân sự và nhằm để dọa dẫm, ép buộc”.

“Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ mang tính xây dựng, hướng tới kết quả thực chất trong quan hệ với Trung Quốc, hợp tác khi có thể và mạnh mẽ khi chúng tôi cần phải thế…”, Bộ trưởng Mattis đã phát biểu như vậy trong lễ khai mạc cuộc Đối thoại Shangri-La hàng năm ở Singapore hôm 02/06.

“Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại hoàn toàn với sự công khai mà chiến lược của chúng tôi đã cam kết. Chính sách của Trung Quốc gây nghi ngờ về những mục đích lớn hơn được giấu đằng sau của nước này”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói thêm.

Trung Quốc đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới