Friday, January 10, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaKhông bỏ trừng phạt Nga, Anh muốn đổ lỗi đến bao giờ?

Không bỏ trừng phạt Nga, Anh muốn đổ lỗi đến bao giờ?

Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định hối thúc EU tăng trừng phạt Nga vì các thỏa thuận hòa bình ở Ukraine.

Sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Theresa May đã phát biểu trước Nghị viện nước này, thông báo về các kế hoạch nhằm trừng phạt Nga của châu Âu.

Thủ tướng Theresa May khẳng định: “Hội nghị thượng đỉnh này không chỉ đề cập về các cuộc đàm phán Brexit. Sẽ có nhiều vấn đề mà lãnh đạo các nước châu Âu thảo luận, trong đó có các biện pháp trừng phạt chống Nga.

Tôi hối thúc các nước đảm bảo duy trì biện pháp trừng phạt chống Nga, vì Thỏa thuận hòa bình Minsk chưa được tuân thủ nghiêm túc. Tôi nghĩ có một số lĩnh vực cần phải tăng cường trừng phạt Nga”.

Vấn đề trừng phạt Nga đã được nhắc tới trong Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 9/6 tại Canada.

Lãnh đạo các nước Anh, Đức, Italia, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản khẳng định, việc bãi bỏ trừng phạt phụ thuộc vào việc Nga thực hiện các hiệp định Minsk.

“Chúng tôi thấy rằng việc tiếp tục trừng phạt rõ ràng có liên quan đến thất bại của Nga trong việc thực hiện đầy đủ cam kết đối với hiệp định Minsk và tôn trọng chủ quyền Ukraine. Chúng tôi ủng hộ hoàn toàn nỗ lực của Bộ tứ Normandy và Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu đối với một giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Ukraine” – Tuyên bố chung nêu rõ.

Các thành viên G7 cũng đồng ý với tuyên bố của Anh rằng Nga rất có khả năng chịu trách nhiệm cho vụ việc đầu độc cựu điệp viên ở Salisbury, Anh hồi đầu tháng 3. Nga đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc đứng sau vụ việc song dường như châu Âu không muốn công nhận điều này.

Cho đến nay, sau khi vụ đầu độc ở Salisbury dần bị chìm xuồng thì mối quan hệ giữa Nga và Anh đang ở mức thấp nhất sau chiến tranh Lạnh.

Lời kêu gọi của Anh đưa ra khi một số nước châu Âu gần đây đã ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Nga.

Chính phủ mới tại Italia cho rằng, nước này cần phải cải thiện mối quan hệ với Nga và sẽ thúc đẩy việc xem xét lại hệ thống với Nga.

Mặc dù khẳng định sẽ hành động theo “khuôn khổ châu Âu” trong các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng Thủ tướng Áo Sebastian Kurz mới đây cũng nhấn mạnh mong muốn là một cây cầu nối giữa Nga và phương Tây.

Có thể thấy, nhiều vị lãnh đạo châu Âu đã muốn thay đổi đường lối ngoại giao với Nga, coi Nga là đồng minh, thậm chí muốn Nga bảo vệ châu Âu.

Phía Nga cũng đã có những tuyên bố rất thẳng thắn, phủ nhận can thiệp vào vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia. Nga cũng nói rằng, Anh không có bằng cớ để đổ lỗi cho Nga trong vụ việc còn Nga cũng không có động cơ để tiến hành vụ đầu độc này.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg, ông Putin tuyên bố Nga sẵn sàng giúp châu Âu, vốn lệ thuộc vào Mỹ, trong việc bảo vệ an ninh cũng như làm mọi việc để đảm bảo không có mối đe dọa mới nào xuất hiện trên thế giới.

“Ông Emmanuel Macron – Tổng thống Pháp nói rằng châu Âu và Mỹ có nghĩa vụ lẫn nhau. Châu Âu có phần phụ thuộc vào Mỹ về vấn đề phòng thủ. Đừng lo lắng về chuyện đó. Chúng tôi sẽ hỗ trợ. Chúng tôi sẽ bảo đảm an ninh. Ít nhất là chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn những mối đe dọa mới” – Tổng thống Putin phát biểu.

RELATED ARTICLES

Tin mới