Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiThụy Điển giãi bày với Ukraine về lý do đồng tình với...

Thụy Điển giãi bày với Ukraine về lý do đồng tình với dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”

Thụy Điển giải thích rằng, dù không đồng thuận thì đường ống dẫn khí vẫn cứ được xây dựng, tuy nhiên nếu đồng thuận Stockhom có thể sử dụng quyền của một quốc gia ven biển để giới hạn áp dụng các biện pháp hợp lý đối với việc xây dựng và thăm dò.

Đại sứ Thụy Điển tại Ukraine Martin Hagstrom đã giải thích với Kiev về lý do quốc gia này cho phép xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) trong khu vực kinh tế độc quyền của mình.

Trong bài viết cho tờ “Sự thật châu Âu”, nhà ngoại giao Thụy Điển viết rằng đường ống dẫn khí sẽ được xây dựng bên ngoài vùng lãnh hải của Thụy Điển, tức là ở các vùng biển quốc tế, vì vậy quốc gia này buộc phải đưa ra quyết định trong khuôn khổ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển. Tài liệu này cho phép tất cả các quốc gia đặt cáp ngầm và đường ống trong thềm lục địa bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển.

Theo quy ước, trong trường hợp này, với vai trò là một quốc gia ven biển, Thụy Điển có quyền được giới hạn trong việc áp dụng “các biện pháp hợp lý” đối với công tác thăm dò thềm lục địa, phát triển tài nguyên thiên nhiên và phòng ngừa ô nhiễm từ đường ống.

“Trong các trường hợp khác, tình trạng là một quốc gia ven biển “không thể ngăn cản việc xây dựng hoặc bảo trì các đường ống kiểu này”, ông Hagstrom lưu ý.

Ngài Đại sứ cũng đảm bảo rằng Thụy Điển không có lợi ích kinh tế trong dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.

Thụy Điển giãi bày với Ukraine về lý do đồng tình với dự án “Dòng chảy phương Bắc 2”

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 liên quan đến việc xây dựng hai tuyến ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ mét khối /năm từ bờ biển Nga qua biển Baltic tới Đức. Đường ống mới dự kiến sẽ được xây dựng bên cạnh dự án “Dòng chảy phương Bắc”, nó sẽ đi theo lộ trình của Dòng chảy Phương Bắc và qua các khu kinh tế đặc biệt và vùng biển của năm nước Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Trong bối cảnh Nga đang chịu sự trừng phạt của các nước phương Tây, việc xây dựng dự án gặp rất nhiều khó khăn. Một số quốc gia kịch liệt phản đối dự án, trong đó có Ukraine do sợ mất doanh thu từ quá cảnh khí đốt của Nga, và Mỹ với toan tính thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng sang châu Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới