Sunday, January 12, 2025
Trang chủĐiểm tinÁc mộng của Trung Quốc: Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ được trang...

Ác mộng của Trung Quốc: Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ được trang bị tên lửa Meteor

Nhằm tạo ưu thế trong những cuộc không chiến ngoài tầm nhìn trước tiêm kích của Trung Quốc, Ấn Độ đang có ý định tích hợp tên lửa Meteor cho chiến đấu cơ nội địa.

Tên lửa không đối không Meteor trang bị cho tiêm kích Eurofighter Typhoon

Hiện tại Không quân Ấn Độ (IAF) đang bị đánh giá là thua kém đáng kể so với đối thủ lớn nhất trong khu vực – Không quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAAF) về cả số lượng lẫn chất lượng của các phi đội máy bay chiến đấu.

Trong khi PLAAF liên tục đưa vào biên chế những loại tiêm kích thế hệ mới như J-20, J-16 hay J-10C thì IAF vẫn đang loay hoay giải quyết bài toán chất lượng tiêm kích Su-30MKI do Tập đoàn HAL lắp ráp tại chỗ, hay sự chậm trễ của chương trình chiến đấu cơ hạng nhẹ LCA với nguyên mẫu Tejas.

Bên cạnh chủng loại phi cơ thì vũ khí đi kèm cho chúng cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho IAF, bởi tên lửa Astra nội địa của họ tỏ ra thua kém quá nhiều khi đặt cạnh loại PL-15 của Trung Quốc. Trước tình cảnh trên, giải pháp “chữa cháy” được phía Ấn Độ đưa ra vẫn là mua sắm vũ khí từ bên ngoài.

Trang Sina của Trung Quốc cho hay, bên cạnh xúc tiến hợp đồng mua sắm tiêm kích Dassault Rafale thì Không quân Ấn Độ cũng đẩy mạnh việc nhập khẩu tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn tốt nhất thế giới hiện nay là Meteor – sản phẩm của Tập đoàn MBDA.

Theo nhà sản xuất, Meteor tạo ra một “Khu vực không thể trốn thoát – No Escape Zone (NEZ)” lớn gấp 3 lần so với tên lửa thông thường, lên tới hơn 100 km trên tầm bắn tối đa 185 km. NEZ là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch sẽ không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa.

Ngoài việc đặt hàng tên lửa Meteor cho các tiêm kích Rafale, Ấn Độ còn có ý định tích hợp vũ khí này lên chiến đấu cơ nội địa HAL Tejas cũng như Su-30MKI, diễn biến này khiến cho Trung Quốc cảm thấy đặc biệt lo ngại.

Tuy nhiên rất may cho Trung Quốc là nhà sản xuất MBDA của châu Âu đã từ chối đề nghị trên của Ấn Độ, họ cho biết tên lửa Meteor không thể tích hợp lên một nền tảng chiến đấu cơ do Nga sản xuất, kể cả trong trường hợp nó đã được sửa đổi hệ thống điện tử bằng nhiều thiết bị có nguồn gốc từ Israel.

Việc tiêm kích xuất khẩu sử dụng được vũ khí gì, treo tại vị trí nào luôn được nhà sản xuất kiểm soát chặt chẽ nhằm buộc quốc gia nhập khẩu luôn phải phụ thuộc vào mình. Trong trường hợp của Ấn Độ, nếu muốn có thêm nhiều tiêm kích trang bị tên lửa Meteor thì họ chẳng còn cách nào khác ngoài mua sắm tiếp Rafale, Eurofighter Typhoon hoặc JAS 39 Gripen.

Mã nguồn của loại tên lửa này được châu Âu bảo mật rất cao bằng công nghệ cực kỳ tinh vi, do vậy gần như không có cơ hội để New Delhi tìm cách “bẻ khóa” nhằm tích hợp lên Su-30MKI. Trước mắt, Không quân Trung Quốc có thể tạm “yên tâm” rằng ưu thế của họ trước đối thủ vẫn sẽ được duy trì.

RELATED ARTICLES

Tin mới