Monday, January 13, 2025
Trang chủBiển nóngĐằng sau việc TQ gây áp lực với Rosneft khi khai thác...

Đằng sau việc TQ gây áp lực với Rosneft khi khai thác dầu khí tại Việt Nam

Ngày 15/5, Tập đoàn Dầu khí lớn nhất thế giới “Rosneft”, hay đúng hơn, Công ty Rosneft Việt Nam B.V – chi nhánh thuộc thành phần Tập đoàn Dầu khí Nga bắt đầu khoan giếng trên thềm lục địa gần bờ biển Việt Nam tại Biển Đông.

Hải quân TQ

Rosneft Việt Nam B.V sở hữu 35% cổ phiếu phát triển lô 06.01 (nhóm mỏ) Nam Côn Sơn, nơi công việc đang được tiến hành

Việc tích cực hoạt động của nhà khai thác dầu mỏ Nga trong khu vực khó khan này gặp rất nhiều rủi ro địa chính trị, có liên quan trực tiếp đến các biện pháp chống Nga của Phương Tây. Với việc áp đặt lệnh trừng phạt, nhiều dự án chung đã bị đống, và ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang đối mặt với một loạt thách thức khó khăn, chủ yếu là cần thiết phải đa dạng hóa thị trường do tính chất không đáng tin cậy của các đối tác châu Âu.

Gần 10% toàn bộ ngành năng lượng Việt Nam phụ thuộc vào các mỏ dầu khí đang khai thác. Nhưng 2 trong số 3 mỏ đang khai thác – Lan Đại và Lan Đỏ, nằm bên trong cái gọi là “đường 9 đoạn” trên Biển Đông, mà Trung Quốc cho là của họ. Phản ứng của Trung Quốc đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng  kêu gọi “các bên liên quan” cần đúng mực “tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và không làm điều gì có thể ảnh hưởng đến quan hệ song phương, hòa bình  và ổn định trong khu vực”.

Chính Tập đoàn “Rosneft” đã phủ nhận sự can thiệp vào lợi ích của Trung Quốc. Theo thông cáo của bộ phận báo chí công ty, Rosneft Việt Nam B.V mặc dù làm việc trong đường ranh giới mà Trung Quốc sử dụng để xác định lãnh thổ của mình, nhưng đó là nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, trong vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Do đó, việc này hoàn toàn phù hợp với giấy phép khai thác.

Đại diện của chính phủ Nga giữ quan điểm thận trọng, Theo ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, Rosneft đã không tham khảo ý kiến của điện Kremlin về các hoạt động ngoài khơi ở Biển Đông.

Bề mặt nổi của mâu thuẫn không phải là vấn đề chính trị mà là kinh tế. Một mặt, trong khi hiểu rõ rằng Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa các tuyến đường vận tải dầu mỏ, khí đốt, phía Trung wuoocs đang cố gắng lợi dụng hoàn cảnh này trong các cuộc đàm phán để giảm giá nhập khẩu năng lượng từ Nga. Mặt khác, nhận thức được nhu cầu cấp thiết đối với việc trung chuyển năng lượng hướng Đông, ít nhất là để “không đặt tất cả trứng vào một giỏ”, phía Nga không chỉ làm việc với Trung Quốc mà còn tìm cách “kết hợp điều dễ chịu với hướng có lợi”: cả xây dựng các tuyến đường ống dẫn cùng với lợi ích địa chính trị và cả kiếm tiền từ đó. Điều tương tự cũng áp dụng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế trong khai thác dầu mỏ.

Điều này thường không ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay cả Moskva và Bắc Kinh đều ở trong tình huống khó khăn: Nga bị áp chế bằng các biện pháp trừng phạt. còn Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc chiến tranh thương mại vừa mới bị đặt trước một tối hậu thư rõ ràng. Hoặc thực tế phải dừng việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cao thông qua việc chuyển giao các ngành công nghệ duwois sự tài trợ của ngân hàng và các tập đoàn Mỹ, hoặc thị trường Mỹ sẽ đóng cửa đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới