Ông Tôn Ba, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, bị quản chế phục vụ điều tra gần đây làm dấy lên tin đồn rằng việc này có liên quan đến chất lượng kém của 2 chiếc hàng không mẫu hạm Trung Quốc.
Tối 16/6, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ra thông báo ông Tôn Ba (Sun Bo) Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc bị quản chế phục vụ điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Tối 16/6, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc ra thông báo ông Tôn Ba (Sun Bo) Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc bị quản chế phục vụ điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Sự việc Tổng Giám đốc kỳ cựu của một trong mười tập đoàn lớn của nhà nước Trung Quốc “ngã ngựa” khiến nhiều nhà quan sát nghi ngờ vụ việc này có liên quan đến chiếc hàng không mẫu hạm do Trung Quốc sản xuất.
Đã có những thông tin chỉ ra hai chiếc hàng không mẫu hạm của Trung Quốc hiện nay là chiếc Liêu Ninh (sản phẩm cải tiến) và chiếc đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mới chạy thử nghiệm đều bị phát hiện có vấn đề về chất lượng.
Ngày 17/6, trang weibo “Vòng tròn kiến thức chính trị” (Chính tri khuyên) đưa tin, năm ngày trước khi Tổng giám đốc Tôn Ba “ngã ngựa” (ngày 11/6), ông Tôn Ba còn đi tìm hiểu tình hình Tập đoàn Thương mại vật tư đóng tàu Trung Quốc.
Vì vấn đề chất lượng của hàng không mẫu hạm Trung Quốc?
Ông Tôn Ba sinh năm 1961, đã trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật đóng tàu biển Trung Quốc, từng là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đóng tàu Đại Liên.
Tháng 12/2009, Tôn Ba được bổ nhiệm vào Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (China Shipbuilding Industry) và kiêm chức Giám đốc của Công ty Cổ phần Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (công ty con) và Chủ tịch HĐQT Nhà máy đóng tàu Đại Liên. Tháng 4/2012 ông Tôn Ba nhậm chức Phó Tổng giám đốc Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc, tháng 3/2015 lên chức Tổng Giám đốc và đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy của tập đoàn này.
Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc thành lập vào năm 1999, là một doanh nghiệp khổng lồ thuộc Chính phủ Trung Quốc quản lý, và là một trong 10 tập đoàn công nghiệp hàng đầu Trung Quốc, sở hữu 46 doanh nghiệp con, 28 viện nghiên cứu, 140.000 lao động, tổng tài sản 190 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 29,62 tỷ Đô la Mỹ). Năm 2016 tập đoàn này được xếp hạng 58 trong “Top 500 doanh nghiệp Trung Quốc năm 2016”.
Tập đoàn này cũng là cơ quan chính nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm các thiết bị Hải quân Trung Quốc như hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm thông thường, tàu nổi, vũ khí dưới nước…
Hiện giới chức Trung Quốc chưa chính thức cho biết Tôn Ba bị điều tra về vấn đề gì, nhiều người nghi ngờ có thể liên quan đến chất lượng kém của hàng không mẫu hạm Trung Quốc. Tôn Ba xuất thân từ ngành công nghiệp đóng tàu, cả hai hàng không mẫu hạm Trung Quốc sở hữu hiện nay là tàu Liêu Ninh (cải tiến từ tàu mua lại của nước ngoài) và chiếc do Trung Quốc sản xuất toàn diện mới hạ thủy và cho thử nghiệm gần đây đều do đơn vị của Tôn Vận phụ trách, nhưng nhiều nguồn tin đã chỉ ra chúng đều có vấn đề về chất lượng.
Tàu sân bay Type-001 do CSIC thiết kế chế tạo trục trặc ngay khi chạy thử nghiệm.
Đã từng xảy ra bê bối về quản lý và ăn hối lộ
Trước đây, vào tháng 6/2015 Ban Thanh tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã có thông báo phản hồi cho biết “Viện Nghiên cứu Khoa học của Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc có vấn đề vi phạm kỷ luật rõ ràng, đặc biệt trong vấn đề quản lý tài chính”.
Những thông tin cho thấy, thực tế tại Trung Quốc, nhiều tổ chức nghiên cứu của các tập đoàn nhà nước trong quá trình thực hiện dự án khoa học và công nghệ đã chuyển giao cho công ty tư nhân, bán lại kiến thức khoa học công nghệ cùng nguồn lực của đơn vị cho bên ngoài, vì mục đích trục lợi cá nhân…
Ngày 30/9 năm ngoái, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã có thông báo điều tra đối với ông Lưu Trưởng Hồng (Liu Changhong) Tổ trưởng Tổ Kiểm tra Kỷ luật Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc vì liên quan tội ăn hối lộ.
Ông Lưu Trưởng Hồng được bổ nhiệm vào Đảng ủy và Tổ trưởng Tổ Kiểm tra Kỷ luật Tập đoàn Đóng tàu Trung Quốc vào tháng 5/2011, đến tháng 5/2017 đã bị loại khỏi các vị trí này. Giới quan sát cũng đặt dấu hỏi không biết Tôn Ba “ngã ngựa” có liên quan đến Lưu Trưởng Hồng hay không?