Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ muốn lập lại trật tự thế giới?

TQ muốn lập lại trật tự thế giới?

Chỉ trong tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi 514 tỉ USD, sau khi Tổng thống Donald Trump dọa phạt bổ sung.

South China Morning Post ngày 22/6 đưa tin, trong tuần qua thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bốc hơi 514 tỉ USD sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa đánh thuế bổ sung gói 200 tỉ USD với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. [1]

Thứ Tư tuần qua 20/6, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen đã có cuộc đàm phán kéo dài 2 giờ với đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, để tìm cách ngăn cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.

Ngày 6/7 này, gói thuế suất 25% trị giá 34 tỷ USD mà Mỹ đánh vào một danh sách 545 mặt hàng Trung Quốc sẽ có hiệu lực.

Hôm 16/6 Bắc Kinh đe dọa sẽ trả đũa với mức thuế suất 25% nhằm vào 659 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ giá trị 50 tỷ USD. [2]

Thứ Hai ngày 28/6, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ đánh tiếp 10% thuế suất bổ sung 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc;

Truyền thông nhà nước Trung Quốc lập tức kêu gọi một cuộc chiến trả đũa bằng các biện pháp có “định tính và định lượng”.

Và nếu Bắc Kinh tiếp tục cuộc đua này, ông Donald Trump sẽ đánh thuế 10% thêm 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa, nâng tổng gói lên 434 tỷ USD.

Lúc này, Trung Quốc im lặng.

Bắc Kinh thừa hiểu không thể chạy đua với ngài Donald Trump theo cách này, bởi tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ năm ngoái khoảng 500 tỷ USD, trong khi Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chưa đầy 130 tỷ USD.

Thứ Năm ngày 21/6, lần đầu tiên ông Tập Cận Bình chủ trì hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Hội đồng CEO tại Điếu Ngư Đài, Trung Nam Hải.

Hội đồng CEO được Hiệp hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc với nước ngoài thành lập năm 2013.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Trade Finance Global.

Tham gia hội nghị năm nay có giám đốc điều hành của một số doanh nghiệp Hoa Kỳ như UPS, Pfizer, Carnival, Cargill, Prologis, Hyatt, Goldman Sachs.

Ông Tập Cận Bình kêu gọi lãnh đạo một số doanh nghiệp này giúp Trung Quốc chống lại “chủ nghĩa bảo hộ”, Bắc Kinh sẽ vẫn mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài (điều Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ví như trò đùa).

Động thái nói trên cho thấy lựa chọn của Bắc Kinh rất hạn chế trước sức ép của Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, tại hội nghị công tác đối ngoại trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ 22/6 đến 23/6 tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình vẫn đặt mục tiêu Trung Quốc phải dẫn đầu trong cải cách quản trị toàn cầu.

Reuters ngày 23/6 cho biết, ông Tập Cận Bình yêu cầu Trung Quốc phải duy trì việc “bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia, chủ động tham gia cải cách hệ thống quản trị toàn cầu, tạo ra một mạng lưới quan hệ đối tác toàn cầu tốt hơn”.

Theo Reuters, mặc dù ông Tập Cận Bình không nêu chi tiết, nhưng sáng kiến Vành đai và Con đường cùng với khái niệm “cộng đồng chung vận mệnh” sẽ là nội hàm chính trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc.

Cùng ngày 23/6, cựu lãnh đạo Đài Loan, ông Lý Đăng Huy 95 tuổi, nói rằng Trung Quốc đang là trở ngại lớn nhất của việc duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á.

Ông Huy kêu gọi Đài Loan, Nhật Bản nên hợp tác với nhau để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Theo ông, Trung Quốc chưa bao giờ xa rời việc áp đặt tham vọng bá chủ của họ với thế giới.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương với nền kinh tế sôi động và ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng nhờ sự phát triển hòa bình của khu vực, nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể làm suy yếu hòa bình, ổn định của khu vực này.

Họ gây căng thẳng với láng giềng từ biển Hoa Đông, biển Đông cho tới khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương

RELATED ARTICLES

Tin mới