Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luậnĐồng tiền của TQ thao túng thị trường châu Âu

Đồng tiền của TQ thao túng thị trường châu Âu

Đầu tư của Trung Quốc vào các nước EU tăng chóng mặt trong mấy năm gần đây. Hai Viện nghiên cứu Merics và Rhodium Group đã tìm hiểu nguồn đầu tư của Trung Quốc. Hai viện này cho hay: nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào EU đã tăng lên 35,9 tỉ euro vào năm 2016 so với 2 tỉ năm 2009.

Số tiền này vừa đến từ các công ty tư nhân lẫn công ty nhà nước của Trung Quốc. Năm ngoái nguồn đầu tư có sụt xuống 29,7 tỉ vì sự thắt chặt của chính quyền Trung Quốc. Song con số này vẫn cao hơn trước năm 2016. Từ cuối 2017 nguồn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc lại tăng trở lại. Đồng thời tỉ lệ của các công ty nhà nước bắt đầu tăng lên.

Sự tăng trưởng vốn đầu tư trong thập niên này đã nói lên sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đồng thời cũng khẳng định tham vọng chính trị của nước này. Sự tập trung quyền lực của Trung Quốc có tác động tới cả nguồn đầu tư từ tư nhân. Trong thời kỳ lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, quyền lực này còn nằm cả ở kinh tế. Với sự lãnh đạo về chính trị, Trung Quốc có khả năng kiểm soát sự đầu tư của mình thông qua chỉ đạo về đường lối.

Hiện nay sự phát triển công nghệ ở châu Âu đang thu hút sự quan tâm của Trung Quốc và họ chú trọng đến tương lai xa. Điều này thể hiện ở các lĩnh vực họ tập trung đầu tư. Chính vì vậy người sáng lập và điều hành ngân hàng N26, Valentin Stalf, rất tự tin. Theo ông, mối quan tâm của công ty internet hàng đầu của Trung Quốc đã cho thấy trong mắt của các nhà đầu tư, tương lai của N26 rất tươi sáng.

Sự nhanh nhạy của người Trung Quốc thể hiện ở chỗ ở người Trung Quốc mới gần đây thôi vẫn không có tài khoản trong ngân hàng song giờ đây họ đã tiến thẳng tới thời kỳ có thể giao dịch mua bán qua điện thoại.

Trung Quốc giờ đây không hài lòng với việc chỉ được coi là quốc gia sản xuất các mặt hàng rẻ tiền còn các sản phẩm cao cấp xuất xứ từ nơi khác.

Người Trung Quốc đã dạy cho người châu Âu cách giao dịch mua bán qua điện thoại của mình. Alipay của Trung Quốc đã được sử dụng ở vùng Lapland của Phần Lan khi khách du lịch Trung Quốc ở các điểm du lịch này yêu cầu có các dịch vụ nhanh chóng như ở quê hương họ.

Từ năm 2015 Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng có tên: Made in China 2025. Mục đích của kế hoạch này là biến Trung Quốc thành cường quốc công nghệ cao.

Ý tưởng này cũng rất đơn giản: Trung Quốc không còn hài lòng là đất nước sản xuất các sản phẩm rẻ tiền và tiếp nhận công nghệ cao từ nơi khác. Thay vào đó, Trung Quốc muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc cho ra đời các sản phẩm dựa trên công nghệ thông minh. Chương trình Industrie 4.0 của Đức được lấy làm hình mẫu và trong đó mục đích rất giống nhau. Trung Quốc muốn trở thành Đức và vượt nước này. Vì vậy các nhà đầu tư Trung Quốc đã chiêu tập đội ngũ có trình độ cao từ châu Âu để có thể sử dụng vào các ngành sản xuất của họ.

Lúc đầu tiền của Trung Quốc được hoan nghênh ở châu Âu. Cuộc khủng khoảng kinh tế năm 2008 đã khiến châu Âu kiệt quệ và các nguồn đầu tư được chào đón. Tiền của Trung Quốc đã vực dậy nhiều công ty của châu Âu và đem lại nhiều việc làm. Hãng Volvo của Thụy Điển đã hồi sinh và lấy lại được sức sống mới sau tám năm được hãng sản xuất ô tô Geely của Trung Quốc mua lại.

Tiền Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều công ty mới. Trước Tencent, tỉ phú Hồng Kông, Lý Gia Thành đã quan tâm đến N26 và bắt đầu đầu tư vào ngân hàng. Nguồn đầu tư này trong thời gian đầu rất quan trọng với ngân hàng này.

Nhưng giờ đây EU bắt đầu nhận ra nguồn đầu tư này đi kèm với hiểm nguy.

Ở Đức người ta đang rất lo ngại một điều: chẳng mấy nữa Trung Quốc sẽ không còn cần đến kiến thức của người Đức để phát triển sản xuất của họ. Người ta lo sợ là Made in China sẽ hạ gục Made in Germany.

Hiện nay nhiều công ty lớn bắt đầu đòi hỏi Liên minh châu Âu đưa ra những quy định về pháp lý để kiểm tra được những ảnh hưởng từ nguồn đầu tư của người Trung Quốc.

Thế nhưng nhiều nước châu Âu vẫn phân vân. Một số nước Nam Âu cho rằng vì trong thời gian thoát ra khỏi khủng khoảng về kinh tế họ phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư từ Trung Quốc. Còn một số nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan đã phản đối những giới hạn nhằm hạn chế thị trường tự do, như được nêu ra trong Hội thảo Rasmussen Global.

Các nhà đầu tư Trung Quốc rất quan tâm đến chất xám và kỹ thuật công nghệ thông tin của Phần Lan. Nhưng khác với các nước lớn ở EU như Đức, Pháp, nguồn đầu tư từ Trung Quốc không gây ra lo lắng nhiều lắm ở Phần Lan. Phần Lan cũng cảm thấy khó chịu với đề nghị của EU về việc cần có luật quy định sàng lọc các nguồn đầu tư từ Trung Quốc.

Tỉ lệ tiền Trung Quốc ở Phần Lan chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Năm 2016 ở Phần Lan có 15 dự án và năm ngoái là 12. Trung Quốc vẫn đứng sau Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đan Mạch và Na Uy trong danh sách các nước đầu tư nhiều vào Phần Lan.

Ở Đức người ta bắt đầu lo sợ ảnh hưởng của nguồn tiền đầu tư từ Trung Quốc khi số tiền đầu tư từ nước này vào Đức năm 2016 nhiều gấp 10 lần so với năm 2015. Trong khi cùng thời gian đó, đầu tư từ châu Âu vào Trung Quốc chững lại.

Sự mất cân bằng như thế cũng đã gây nên lo lắng ở Phần Lan. Trong khi Trung Quốc được tung hoành ở các nước EU theo nguyên tắc của thị trường tự do thì trong nước họ lại thực hiện chính sách bảo hộ nghiêm ngặt.

Thật ra ở Phần Lan người ta không coi tiền đầu tư của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề hơn các nguồn đầu tư khác. Ông Antti Aumo, giám đốc Invest in Finland, cơ quan theo dõi đầu tư từ nước ngoài cho rằng tất cả các nguồn đầu tư đều có thể gắn với rủi ro, nhưng bản thân nguồn gốc Trung Quốc chưa phải là rủi ro.

Các nhà đầu tư có tiếng của phương Tây như Allianz của Đức hay Peter Thiel từng đầu tư vào Facebook trong thời gian đầu, cũng đầu tư vào ngân hàng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới