Sunday, January 12, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiThịt lợn TQ ồ ạt tuồn về Việt Nam

Thịt lợn TQ ồ ạt tuồn về Việt Nam

Nếu không kiểm soát kỹ thì nguy cơ lợn Trung Quốc sẽ lùa cả đàn sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây xáo trộn thị trường, nhất là ở miền Bắc.

Không chỉ nhập lậu nầm lợn, nội tạng lợn, gần đây do giá thịt lợn hơi trong nước đang ở mức cao so với các nước trong khu vực nên thịt lợn Trung Quốc bắt đầu nhập lậu ồ ạt về Việt Nam qua Móng Cái và Lạng Sơn.

Còn nhớ, vào cuối tháng 5 vừa qua, khi nguồn cung khan hiếm, giá thịt lợn hơi xuất chuồng trong nước tăng cao ngất ngưởng, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã cảnh báo, do giá trong nước cao chạm mốc 50.000 đồng/kg nên lợn từ các nước xung quanh có thể tràn vào nước ta, trong đó có Trung Quốc, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.

Theo ông Dương, nếu không kiểm soát kỹ thì nguy cơ lợn Trung Quốc sẽ lùa cả đàn sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, gây xáo trộn trên thị trường, nhất là ở các tỉnh miền Bắc giáp ranh Trung Quốc. Hiện thương lái vẫn xuất, nhập trao đổi qua cư dân biên giới, còn lợn Trung Quốc vào sâu vào nội địa thì chưa.

Thực tế, thời gian gần đây, thịt lợn Trung Quốc nhập lậu đã bắt đầu ồ ạt vượt biên sang Việt Nam để đưa về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ. Bằng chứng, các cơ quan chức năng đã liên tục bắt giữ các xe chở lợn Trung Quốc nhập lậu đang trên đường vận chuyển về xuôi.

Đơn cử, vào ngày 3/7, Quản lý thị trường Lạng Sơn phối hợp với công an huyện Đình Lập (Lạng Sơn) phát hiện 2 xe ô tô BKS 12C-050.46 và 12C-074.54 đang vận chuyển 18 con lợn thịt, tổng trọng lượng hơn 3 tấn nhập lậu từ hướng biên giới xã Bắc Xa (huyện Đình Lập) về các tỉnh phía sau tiêu thụ.

Chủ số hàng trên là ông Lộc Văn Xuân (trú tại xã Bính Xá, huyện Đình Lập) và ông Trần Văn Hải (trú tại huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) đã khai nhận là toàn bộ số lợn sống trên được mua của một số người dân Trung Quốc, sau đó vận chuyển qua các đường mòn biên giới về Việt Nam.

Cũng tại địa bàn này, vào đầu tháng 6, cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ một xe ô tô vận chuyển 13 con lợn còn sống với tổng trọng lượng trên 1,5 tấn. Đáng chú ý, ngoài trọng lượng của từng con lợn nhập lậu rất lớn, trên tai mỗi con lợn đều có đánh mã số bằng chữ Trung Quốc. Cùng thời điểm, công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với QLTT tỉnh ngăn chặn xe ô tô chở gần nửa tấn thịt lợn sống Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ.

Không chỉ Lạng Sơn, từ đầu tháng năm lại đây, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng liên tục bắt giữa các vụ vận chuyển trái phép thịt lợn, lợn sống và lợn giống từ Trung Quốc về Việt Nam. Cụ thể, ngày 9/5, Trạm kiểm soát biên phòng Bắc Phong Sinh, Đồn Biên phòng Quảng Đức phối hợp với Tổ kiểm soát Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh đã bắt giữ xe ô tô tải chở 12 con lợn nái, tổng trọng lượng 1,3 tấn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Qua quá trình điều tra, chủ của lô lợn khai nhận đã mua số lợn trên của người dân Trung Quốc với giá 2 triệu đồng/con, sau đó nhập lậu về xã Quảng Minh để giết mổ rồi đem ra chợ tiêu thụ.

Cuối tháng 5, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh cũng đã phát hiện, bắt giữ xe ô tô tải chở 35 con lợn giống nhập lậu. Chủ hàng khai nhận đã lái xe ô tô vào khu vực biên giới, sau đó để xe ô tô ở bờ sông biên giới phía Việt Nam rồi lội qua sông sang Trung Quốc, vào nhà một hộ dân ở giáp biên giới mua lô lợn này chở về Việt Nam tiêu thụ.

Theo các chuyên gia trong ngành, trước đây thịt lợn ở Việt Nam vẫn được xuất qua Trung Quốc do giá lợn hơi của nước ta thấp hơn nước bạn. Song, thời điểm này thì ngược lại, giá thịt lợn Trung Quốc lại rẻ hơn của ta rất nhiều. Đó là nguyên nhân khiến thịt lợn Trung Quốc đang được nhập lậu ồ ạt về Việt Nam.

Nhiều chủ trang trại chăn nuôi lợn ở miền Bắc cho biết, giá lợn hơi vẫn tiếp tục tăng cao. Giá lợn hơi xuất chuồng tại Nam Định ngày 4/7 tăng lên 51.000-53.000 đồng/kg. Ở Hà Tĩnh, giá lợn hơi cũng dao động từ 51.000-52.000 đồng/kg.

Một số chăn nuôi cho hay, dù giá lợn tăng cao, bán một con lợn người chăn nuôi có thể lãi từ 1,5-1,7 triệu đồng/con nhưng lợn của dân nuôi không còn nhiều, nguồn cung lợn khan hiếm, thương lái lùng mua khắp các trại, thậm chí còn cọc tiền trước cả nửa tháng

RELATED ARTICLES

Tin mới