Wednesday, January 22, 2025
Trang chủBiển nóngBiển Đông: Cảnh giác với “chiến tranh chính trị” của TQ

Biển Đông: Cảnh giác với “chiến tranh chính trị” của TQ

Cựu sĩ quan Hải quân Mỹ, giáo sư Kerry K Gershaneck đã phân tích ngoài việc ráo riết quân sự hóa Biển Đông một cách phi pháp, Trung Quốc còn sử dụng một vũ khí rất quan trọng của mình hòng chiếm được sự ủng hộ của dư luận thế giới và trong nước nếu xảy ra một cuộc đụng độ quân sự trong khu vực. Vũ khí đó được gọi là chiến tranh chính trị, AsiaTimes cho biết.

Trung Quốc đã quân sự hóa đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ những năm 1970.

Khi Tòa trọng tài tại The Hague đưa ra phán quyết vào tháng 7.2016 rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông là vi phạm luật quốc tế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã giận giữ tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ “không thừa nhận cũng như không chấp nhận” phán quyết này.

Hai năm sau, với sự phản đối kịch liệt việc Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa trái phép trong những vùng lãnh hải đang tranh chấp, tờ thời báo Hoàn Cầu dân tộc chủ nghĩa khét tiếng đã phát đi những thông tin đe dọa vào tháng 6.2018 rằng Trung Quốc sẽ “hành động cứng rắn hơn” với những tàu nước ngoài đi qua khu vực Biển Đông và tình hình căng thẳng hơn “có thể dẫn tới những cuộc xung đột quân sự”.

Cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đang làm chính xác những gì công tác tuyên truyền được thiết kế để thực hiện: thi hành, bao gồm cả đe dọa, một cuộc chiến chính trị của Bắc Kinh – được ít người biết đến nhưng là vũ khí sống còn của Trung Quốc nhắm tới việc đạt được bá quyền trong khu vực và trên thế giới.

Anders Corr một chuyên gia tại New York về những chiến dịch gây ảnh hưởng của Trung Quốc nói: “Cuộc chiến chính trị toàn cầu của Trung Quốc là một thành phần thiết yếu trong chiến lược an ninh và chính sách ngoại giao… Với những chiến dịch chiến tranh chính trị được dàn xếp cẩn thận, Trung Quốc đã đạt được những thành công trọng đại trong việc làm nghiêng cán cân quyền lực trung khu vực hay ngay cả trên thế giới trong những năm gần đây. Nhưng có rất ít nước muốn chấp nhận hay chống lại điều đó”.

Vậy bản chất chiến tranh chính trị của Trung Quốc là gì? Và nếu việc Trung Quốc đe dọa có xung đột quân sự trên Biển Đông trở thành sự thực thì chiến tranh chính trị sẽ liên kết thế nào với hoạt động chiến sự?

Cuộc xung đột bằng cách thức khác

Như nhà lý thuyết quân sự Carl Von Clausewitz viết: “chiến tranh là sự mở rộng của chính trị theo cách thức khác” thì có thể nói chiến tranh chính trị của Trung Quốc là “sự mở rộng của cuộc xung đột vũ trang theo cách thức khác”.

Có vô vàn những thuật ngữ trong từ điển đại chúng gắn với những công cụ mà người ta có thể dùng để tạo ảnh hưởng, bao gồm những chiến dịch tâm lý, ngoại giao công, công vụ, quan hệ công chúng, đánh lạc hướng thông tin, kiểm duyệt, báo sai tin tức, chiến tranh thông tin, quyền lực mềm, quyền lực cứng rắn, quyền lực sắc bén… Điều có một không hai trong chiến tranh chính trị của Trung Quốc và có thể là điều khó nhất mà các nước bị Trung Quốc nhắm đến không hiểu được, đó là Bắc Kinh kết hợp tất cả những yếu tố trên vào cùng một lúc. Và cuối cùng tạo ra hiệu quả là một cuộc chiến toàn diện.

Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng những người đi theo đường lối của ông đã học từ Liên Xô những phương pháp truyền thống về cách gây ảnh hưởng và trở ngại. Họ cũng đã đưa những phương pháp này lên một tầm cao mới. Úc và New Zealand gần đây đã phát hiện một trong những vũ khí mạnh nhất trong chiến tranh chính trị của Trung Quốc được đặt vào giữa bọn họ: Mặt trận Thống nhất. Vai trò của Mặt trận Thống nhất là để xây dựng các nhóm liên minh và các tổ chức để thực thi những hoạt động gây ảnh hưởng.

Những hoạt động của Mặt trận Thống nhất Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1920 nhưng nó tiếp tục được thúc đẩy khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012. Ông Tập coi Mặt trận Thống nhất là một “vũ khí thần thông” để “phục hưng dân tộc Trung Hoa”.

Mặt trận Thống nhất bao gồm những nhóm có nguồn gốc từ Bắc Kinh hoặc được kết nạp. Một ví dụ quan trọng là Liên hiệp hữu nghị quốc tế Trung Quốc – một tổ chức có những nỗ lực để gây ảnh hưởng tới những sĩ quan quân đội Mỹ đã nghỉ hưu. Ví dụ khác là những công ty của Trung Quốc ở nước ngoài bị thuyết phục hay cưỡng ép tích cực ủng hộ Bắc Kinh.

Chiến tranh chính trị của Trung Quốc cũng sử dụng những phương thức gọi là “Tam chiến pháp”. Đó là chiến tranh chiến lược tâm lý, công khai hay ngầm thao túng truyền thông và sử dụng luật pháp (còn gọi là chiến tranh pháp luật) để tiêu diệt kẻ thù. Sử dụng những công cụ này, Trung Quốc có thể định hình dư luận công cộng, làm xói mòn tự do thực tế, kiểm duyệt truyền thông nước ngoài và những bộ phim Hollywood, cấm dòng chảy tự do thông tin làm giảm uy tín các nghị trình và lợi ích của Bắc Kinh.

Trung Quốc thỏa hiệp với các tổ chức quốc tế như WHO trong vấn đề nhân quyền về sức khỏe toàn cầu và lặng thinh trước các nhóm hoạt động vì môi trường với những vấn đề như hệ sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng do Bắc Kinh đã bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.

Sự thao túng truyền thông bao gồm cả việc mua lại những tờ báo, tạp chí nước ngoài tiếng Trung và biến nó thành công cụ che đậy bộ máy tuyên truyền. Chiến tranh chính trị của Trung Quốc còn bao gồm những hành động như gây ra sự quá khích, các hoạt động gián điệp, lật đổ, tống tiền, hối lộ, bắt giữ, cưỡng ép kiểm duyệt và tự kiểm duyệt và theo một số nguồn tin là bao gồm cả việc sử dụng những lực lượng ủy nhiệm tại Myanmar.

Thành viên của tổ chức nghiên cứu The Jamestown Foundation ông Peter Mattis viết: “Quy mô của những chiến dịch này rất khó để đánh giá. Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ USD vào những sáng kiến đặc biệt như mở rộng cách tiếp cận toàn cầu cho các đơn vị truyền thông nội địa, hay cả những chương trình có mức độ vừa phải như Viện Khổng tử – tiêu tốn mỗi năm khoảng hàng chục triệu USD”.

Cuộc chiến chính trị này cố gắng “thách thức các chính quyền dân chủ theo những con đường cơ bản khác so với những lo ngại về an ninh truyền thống… bằng cách xâm phậm vào những giá trị cốt lõi như  chủ quyền tối cao cũng như tự do ngôn luận”.

Chiến tranh chính trị trên Biển Đông

Trung Quốc muốn thắng những trận chiến của họ mà không phải nổ bất cứ phát súng nào. Thực tế, thông qua việc dùng chiến tranh chính trị và những mánh khóe họ đã đánh dấu được những chiến thắng chiến lược đáng chú ý bao gồm cả việc cướp đoạt bãi cạn Scarborough năm 2012. Bắc Kinh đã thuyết phục cả Manila và Washington rằng họ sẽ đàm phán với thiện ý và rút khỏi bãi cạn qua một thỏa thuận mà Mỹ làm trung gian. Nhưng, trước khi mực ráo trên bản thỏa thuận, Trung Quốc đã chiếm đóng bãi cạn này.

Mặc cho lời thỉnh cầu của tổng thống Philippines Benigno Aquino tới người đồng cấp Mỹ Barack Obama, Mỹ đã không có phản ứng do tác dụng của chiến tranh chính trị thuyết phục được chính quyền Obama là quá nguy hiểm khi làm Trung Quốc nổi giận. Chiến tranh chính trị của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đã thành công trong việc vô hiệu hóa sự kháng cự của các nước với việc quân sự hóa mà Bắc Kinh tiến hành trái phép từ 2012.

Ngày nay, Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng phản đối và muốn đẩy lùi họ ra khỏi những vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trái phép – với tuyên bố mạnh mẽ của những quan chức cấp cao Mỹ cùng các hành động của hải quân được thực hiện bởi những nước cũng lo ngại về vấn đề này bao gồm cả Anh quốc và Pháp.

Nếu những nhà cầm quyền Trung Quốc nhận thấy chiến tranh chính trị sẽ không đem đến kết quả mong muốn, họ có thể sẽ hoàn thành nó thông qua việc đe dọa xung đột quân sự. Giám đốc trung tâm nghiên cứu quốc gia về châu Á của đại học Canberra, Úc – ông Christopher Roberts cho rằng Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy.

(còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới