Friday, November 15, 2024
Trang chủBiển nóngChiến lược phát triển không gian vũ trụ của TQ: Phục vụ...

Chiến lược phát triển không gian vũ trụ của TQ: Phục vụ mục đích quân sự và kiểm soát Biển Đông

Trong những năm gần đây, không gian vũ trụ đang là điểm nóng mới trong cuộc chạy đua của các cường quốc trên thế giới. Việc kiểm soát không gian vũ trụ có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các nước. Trong giai đoạn hiện nay,Trung Quốc đang tích cực phát triển không gian vũ trụ nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, triển khai phục vụ các mục đích quân sự và tìm cách kiểm soát Biển Đông.

Tàu Thần Châu 11 của Trung Quốc

Chính sách về phát triển không gian vũ trụ của Trung Quốc:

Trung Quốc đã nhiều lần ra Sách Trắng về không gian vũ trụ, trong đó đề cập chủ trương, chính sách của Bắc Kinh liên quan việc phát triển không gian vũ trụ. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc coi lĩnh vực không gian là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia; tuyên truyền rằng nước này phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên không gian một cách thận trọng, áp dụng các biện pháp hiệu quả để bảo vệ môi trường không gian nhằm đảm bảo không gian vũ trụ hòa bình và trong sạch, đồng thời đảm bảo rằng các hoạt động không gian của Trung Quốc mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại; và rằng Trung Quốc phản đối việc trang bị vũ khí hoặc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, đồng thời nêu rõ Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc thám hiểm và sử dụng không gian vũ trụ vào các mục đích hòa bình.

Trung Quốc phát triển không gian vũ trụ nhằm phục vụ nhiều mục tiêu chiến lược, trong đó các mục tiêu quân sự và kiểm soát Biển Đông là những ưu tiên hàng đầu

Trung Quốc chủ yếu đề cập đến chính sách khai thác, phát triển vũ trụ ở khía cạnh khoa học vì mục đích hòa bình, không vì vấn đề an ninh quốc gia, quân sự nhằm khẳng định rằng chính sách vũ trụ của Trung Quốc là phi quân sự và không trở thành mối đe dọa cho các nước khác. Trung Quốc (năm 2016) đã vượt lên trong cuộc chạy đua khi phóng thành công vệ tinh lượng tử đầu tiên “Mặc Tử” vào quỹ đạo, có nhiệm vụ thiết lập đường dây thông tin mà tin tặc không thể tấn công (dữ liệu thông tin được mã hóa và chuyển đến vệ tinh dưới dạng các hạt photon nên không thể bị đánh cắp và có thể đảm bảo sự an toàn tuyệt đối), giúp Trung Quốc có trong tay toàn bộ công nghệ về vệ tinh lượng tử, bệ phóng và cả tên lửa. Bắc Kinh phát triển không gian vũ trụ cũng nhằm nắm quyền chủ động trong việc định vị vệ tinh, phục vụ phát triển giao thông, liên lạc. Hiện Trung Quốc cũng đang tích cực triển khai lĩnh vực ứng dụng hàng không vũ trụ, đưa ra giải pháp trọn gói về hàng không vũ trụ thương mại với toàn cầu như cung cấp dịch vụ phóng, xuất khẩu vệ tinh. Ngoài ra, tại Trung Quốc, các hoạt động không gian vũ trụ (dân sự hay quân sự) đều được sử dụng để nâng cao tinh thần yêu nước. Không chỉ vậy, các nhà sản xuất thường đề cập tới chương trình không gian vũ trụ để quảng cáo trên sản phẩm của họ nhằm đảm bảo chất lượng với khách hàng.

Tuy nhiên, từ giữa những năm 50 của thế kỷ trước, chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc do quân đội hoàn toàn nắm quyền kiểm soát. Việc phát triển công nghệ truyền thông hiện đại sẽ giúpcho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong nỗ lực tăng cường khả năng chống xâm nhập và tiếp cận (A2/AD), tăng cường khả năng răn đe hạt nhân (dùng vệ tinh định vị vị trí tấn công), gia tăng khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc đã phóng thử tên lửa chống vệ tinh DN-3 có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở quỹ đạo địa tĩnh. Từ năm 2005 đến nay, Bắc Kinh tiến hành ít nhất 8 vụ thử vũ khí không gian. Các lần bắn diễn ra trong năm 2010, 2013 và 2014 đều được “dán nhãn” thử nghiệm đánh chặn tên lửa trên đất liền. Quá trình phát triển vũ khí chống vệ tinh của Trung Quốc bắt đầu thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi họ bắn hạ một vệ tinh hỏng ở quỹ đạo thấp vào năm 2007. Sau đó, Bắc Kinh tiếp tục phát triển tên lửa mới có định danh DN-2. Tên lửa này được thử nghiệm vào năm 2013 và có thể đạt đến độ cao 30.000 km gần quỹ đạo địa tĩnh. Theo Washington Times, vũ khí không gian của Trung Quốc nhằm mục đích phá hoại hoặc gây nhiễu vệ tinh và hạn chế hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn thế giới. Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình rộng lớn và mạnh mẽ về khả năng đánh chặn trong không gian, trong đó bao gồm tên lửa, hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, mạng lưới thiết bị gây nhiễu và vũ khí năng lượng định hướng trên mặt đất.

Một số thành tựu gần đây của ngành công nghiệp vũ trụ Trung Quốc:

Phó Cục trưởng Cục Hàng không vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) Ngô Diễm Hoa nhận định về một số thành tựu nổi bật của ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc: Kết nối thành công giữa tàu vũ trụ Thần Châu 9 và 10 với tàu vũ trụ Thiên Cung 1, giữa tàu vũ trụ Thần Châu 11 với tàu vũ trụ Thiên Cung 2, tàu vũ trụ Hằng Nga 3 đã lần đầu tiên đáp xuống mặt Trăng và cho xe tự hành thám hiểm, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đầu 2 đã hoàn thành toàn diện, chính thức cung cấp dịch vụ định vị và cho khách hàng khu vực châu Á-Thái Bình Dương; phóng thành côngvà đưa vào sử dụng 6 vệ tinh trong hệ thống quan trắc Trái đất với độ phân giải cao…

Trong năm 2017, Trung Quốcđã tiến hành phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 1 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam. Thiên Châu-1 là tàu vũ trụ chở hàng đóng kín hoàn toàn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, kết cấu hai khoang, trọng lượng cất cánh 13 tấn, có thể chở 6 tấn vật tư. Thiên Châu-1 chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển hàng cho thí nghiệm không gian, nhiên liệu, thiết bị và dụng cụ sửa chữa, thiết bị thử nghiệm, đồng thời sẽ chuyển về những phế liệu từ một số trạm không gian; tiến hành kết nối với tàu vũ trụ Thiên Cung-2 để “tiếp dầu” cho Thiên Cung-2 ở trong không gian vũ trụ, triển khai thử nghiệm các công nghệ như sửa chữa và bổ sung nhiên liệu trên quỹ đạo.

Bắc Kinh cũng phóng thành công tàu Thường Nga-5, có trọng lượng 8,2 tấn; là tàu vũ trụ có độ khó lớn nhất, nhiệm vụ phức tạp nhất do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo cho đến nay. Thường Nga-5lần đầu tiên tiến hành kết nối tự động trên quỹ đạo Mặt Trăng ngoài 380.000 km và cũng lần đầu tiên đưa mẫu đất từ Mặt Trăng về Trái Đất.

Ngoài ra, Trung Quốc đã phóng thành công cụm vệ tinh Bắc Đẩu-3. Nó được thiết kế với các chức năng được tích hợp như truyền tín hiệu giữa các vệ tinh, truyền tín hiệu với mặt đất, bảo đảm kết nối giữa trạm mặt đất với các vệ tinh trên quỹ đạo cao và quỹ đạo thấp; tuổi thọ vệ tinh lên tới 12 năm. Việc đưa Bắc Đẩu-3 vào quỹ đạo đã mở rộng phạm vi phủ sóng trên toàn cầu của Trung Quốc. Nó góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các mục đích quân sự (kiểm soát đường biên giới, định vị mục tiêu quân sự, hỗ trợ định vị đường bay của tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…), và kiểm soát thực địa ở Biển Đông (kiểm soát tàu, thuyền các nước ở Biển Đông). Trung Quốccũng đã phóng 6 vệ tinh thông tin (Thực Tiễn-13, Thực Tiễn-18, Trung Tinh-9A, Trung Tinh-9C) hỗ trợ kết nối mạng trên máy bay, đường sắt cao tốc. Trước đó, Trung Quốc (2016) phóng thành công 21 tên lửa vào quỹ đạo.

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc:

Xuất phát từ việc Chính phủ Trung Quốc coi ngành công nghiệp vũ trụ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển tổng thể quốc gia, khẳng định Trung Quốc luôn sẵn sàng tăng cường giao lưu, hợp tác với các quốc gia nhằm đi sâu nghiên cứu công nghệ hàng không vũ trụ trong các lĩnh vực trọng điểm. Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp không gian vũ trụ, đi sâu nghiên cứu, nắm bắt các công nghệ then chốt hàng đầu.

Hiện Trung Quốc đã thông báo kế hoạch phóng tàu thăm dò Sao Hỏa đầu tiên trước năm 2020, lên kế hoạch thăm dò Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ Hằng Nga 4 và 5, nghiên cứu chế tạo, phát triển các tên lửa vận chuyển hạng nặng thế hệ mới, xây dựng hệ thống bảo dưỡng tàu vũ trụ trên quỹ đạo; có kế hoạch thành lập mạng lưới Bắc Đẩu gồm 35 vệ tinh phục vụ hoạt động định vị toàn cầu trước năm 2020.

Trung Quốccũng sẽ thực thi bốn nhiệm vụ quan trọn: Vào khoảng năm 2020, Bắc Kinh sẽ phóng thiết bị thám hiểm sao Hỏa đầu tiên để phân tích và nghiên cứu khoa học về cấu tạo, thành phần vật chất và môi trường của sao Hỏa bằng các mẫu phẩm thu thập trên bề mặt sao Hỏa; Tiến hành thăm dò tiểu hành tinh; Lên kế hoạch thám hiểm sao Mộc.

RELATED ARTICLES

Tin mới