Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhập cư – Nỗi khổ của Tổng thống Trump

Nhập cư – Nỗi khổ của Tổng thống Trump

Bất chấp việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khẳng định ông chỉ đang cố bảo vệ nước Mỹ và người dân, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra hồi cuối tháng 6 để phản đối các chính sách nhập cư cứng rắn của ông. 

150.000 người nhập cư trái phép

Kể từ khi lên cầm quyền, ông Donald Trump luôn tỏ ra cứng rắn trong các chính sách nhập cư, từ cấm nhập cảnh đối với công dân của một số quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi (đã được Tòa tối cao tán thành), loại bỏ chương trình nhân đạo với trẻ em nhập cư trái phép, đến quyết định rút khỏi hiệp ước toàn cầu về người di cư, tách trẻ em với cha mẹ bị bắt vì nhập cư bất hợp pháp.

 Nhập cư bất hợp pháp đang là thách thức với nước Mỹ. Theo thống kê của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, trong năm 2017, giới chức Mỹ đã bắt giữ gần 150 nghìn lượt người nhập cư trái phép, tăng 30% so với năm trước đó.

Trong tháng 5-2018, tổng cộng người nhập cư trái phép bị bắt là 51,9 nghìn, gần gấp 3 lần con số của tháng 5-2017.

Hàng loạt biện pháp ngăn chặn đã được ông Trump đưa ra. Đứng đầu trong danh sách đó là dự án xây dựng bức tường lớn dọc biên giới phía Nam giữa Mỹ và Mexico.

Ông Trump cũng đề xuất tăng mạnh số nhân viên thực thi pháp luật, tuyển thêm 10 nghìn nhân viên và 1 nghìn luật sư cho Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ.

Ông chủ Nhà Trắng cũng chủ trương ngăn những người nhập cư bảo lãnh các thành viên khác trong gia đình đến Mỹ, còn được gọi là “nhập cư dây chuyền”…

Những người ủng hộ ông Donald Trump cho rằng những biện pháp này là cần thiết nhằm giảm thiểu các nguy cơ an ninh cho người dân nước Mỹ.

Họ nêu vấn đề: Nếu không có những chính sách nhập cư nghiêm minh, nước Mỹ có thể sẽ trụ được bao lâu với dòng người di cư như đi trẩy hội đang ùn ùn kéo đến nước Mỹ?

 Đặc biệt, di cư bất hợp pháp luôn là cơ hội lợi dụng của các tên tội phạm, kể cả có tổ chức lẫn không có tổ chức.

Trong khi đó, các nước láng giềng của Mỹ đều là những nơi nổi tiếng với các băng đảng mafia khét tiếng như MS13. Có thông tin cho rằng hiện băng đảng này đã xâm nhập và “nằm vùng” trên khắp nước Mỹ.

Nhập cư vào Mỹ là ‘quyền con người’?

Hầu hết các tờ báo hiện nay cũng lên tiếng chỉ trích các chính sách cứng rắn về nhập cư của ông Trump, nhưng lại phớt lờ một sự thật quan trọng: Mỹ Latinh có những vấn đề nghiêm trọng do họ tự tạo ra.

Các nhà lãnh đạo và người dân Mỹ Latinh đã thất bại trong việc xây dựng những môi trường sống thịnh vượng, đó chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng nhân đạo về di cư ở Mỹ hiện nay, chứ không phải vì các chính sách cứng rắn của ông Trump.

 

MexicoTổng thống đắc cử Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho rằng nhập cư vào Mỹ là “quyền con người”. (Ảnh: REUTERS/Henry Romero)

Vấn đề nổi cộm của Mỹ Latinh hiện nay là gì? Đó là tội phạm, tham nhũng, chủ nghĩa độc tài, ô nhiễm, giết người và nghèo đói. Chính những điều này đã đẩy người dân của họ ra khỏi quê hương mình.

Rõ ràng nhất là sự thiếu thốn kinh tế, hậu quả hàng thập kỷ can thiệp của nhà nước vào các thị trường tự do khiến niềm tin kinh doanh luôn ở mức thấp.

Nếu tập trung vào những người di cư đến qua biên giới Mỹ – từ Nicaragua và Tam giác phía Bắc của El Salvador, Guatemala và Honduras — khoảng một nửa hoạt động kinh tế của họ là không chính thức, và hầu hết không kiếm được hơn hơn 500 đô la mỗi tháng.

Nếu kiếm hơn 1.000 đô la mỗi tháng xem như bạn đã trở thành tầng lớp “thượng lưu” tại đó.

Nói cách khác, việc đến Mỹ có thể dễ dàng tăng gấp bốn lần thu nhập của họ. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn nhiều đối với Cuba và Venezuela.

 Không có gì ngạc nhiên khi 10% thu nhập của Tam giác Bắc chỉ đơn giản là kiều hối từ Mỹ — 16% ở cả El Salvador và Honduras. Một chỉ số hữu ích để đánh giá sự phát triển hay suy sụp của một xã hội là hôn nhân trẻ em.

Số liệu chính thức cho biết hơn 40% phụ nữ ở Nicaragua kết hôn trước khi họ 18 tuổi, và khoảng 1/3 làm tương tự ở Tam giác Bắc. Nhà báo Luis Figueroa viết rằng tại quê hương ông ở Guatemala, “Nếu bạn bắt đầu một doanh nghiệp, bạn phải trân mình để bị tống tiền từ các thành viên băng đảng và hàng xóm của bạn”.

Tham nhũng ở Guatemala, cũng như các nước láng giềng, quá phổ biến đến nỗi mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa của các công việc và dự án ảo, vốn được phổ biến rộng rãi trong chính phủ.

Cuộc bầu cử tổng thống Mexico với Andrés Manuel López Obrador nổi lên cho thấy ông đang ở trong khuôn mẫu dân túy của Hugo Chávez. Ông Obrador còn nổi tiếng khi cho rằng việc người Mexico nhập cư vào Mỹ chính là “quyền con người”.

Không chỉ hỗ trợ cho việc di cư hàng loạt sang Mỹ không giải quyết các vấn đề ở nhà và ở Trung Mỹ, nó còn thể hiện đạo đức giả, bởi vì ngay cả những công dân được nhập quốc tịch hoàn toàn không có nơi nào trong đời sống chính phủ cấp cao ở Mexico, thậm chí không có trong lực lượng cảnh sát.

 Các giải pháp không cần phải phức tạp, và người Peru lưu vong Álvaro Vargas Llosa đã trình bày trong tác phẩm kinh điển của mình “Tự do cho châu Mỹ Latinh: Làm thế nào để thoát khỏi 500 năm đàn áp của nhà nước”.

Vargas tập trung vào việc khôi phục chủ nghĩa trọng thương và chính thức hóa đời sống kinh tế, bảo vệ các quyền tài sản và cho phép các hoạt động trung gian và đầu tư tài chính.

Chống lại các khuynh hướng bảo hộ và duy trì quan hệ thương mại tích cực với Mỹ tất nhiên là quan trọng, thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương…

Không nên dung túng điều phi pháp

Một cuộc thăm dò mới được tiến hành bởi Harvard-Harris tiết lộ rằng đa số người Mỹ ủng hộ việc tố cáo những người nhập cư bất hợp pháp cho chính quyền liên bang.

Cuộc thăm dò tháng 6 cho thấy 84% người Mỹ ủng hộ việc tố cao người nhập cư bất hợp pháp. Chỉ có 16% nói rằng các cơ quan liên bang không nên được thông báo.

Một phát hiện khác trong cuộc thăm dò cho thấy 64% người Mỹ tin rằng việc thông báo cho các cơ quan di trú khi người nhập cư bị bắt vì tội phạm sẽ làm giảm tội phạm trên các đường phố. Ngược lại, chỉ có 36% tin rằng việc thông báo cho chính quyền sẽ làm tăng tội phạm.

Cuộc thăm dò chính sách công hàng tháng được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Mỹ tại Harvard kết hợp với Cuộc thăm dò Harris, được chủ trì bởi Mark Penn, cựu trợ lý của bà Hillary Clinton, từng là chiến lược gia chính trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của bà.

Penn nói với The Hill rằng câu trả lời của cuộc thăm dò ý kiến ​​“không đồng bộ” với những gì mà công chúng có thể tin rằng ý kiến ​​về các thành phố thánh địa.

“Khi ai đó bị bắt, họ hy vọng ai đó sẽ thông báo cho chính quyền nhập cư liên bang cũng như họ mong đợi một người vi phạm luật thuế tiểu bang sẽ phát hiện ra rằng họ đã thông báo cho IRS”, Penn nói với Hill vào ngày 28-6.

Cuộc thăm dò ý kiến ​​được tiến hành trực tuyến tại Mỹ và nhận được phản hồi của hơn 2.000 cử tri đã đăng ký.

RELATED ARTICLES

Tin mới