Tuesday, January 7, 2025
Trang chủBiển nóngNguy hiểm "chiến tranh chính trị" của TQ về Biển Đông

Nguy hiểm “chiến tranh chính trị” của TQ về Biển Đông

Giáo sư Kerry K Gershaneck cho rằng chiến tranh chính trị là một vũ khí lợi hại để sử dụng trên mặt trận dư luận trong mọi cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông hoặc trên thế giới trong tương lai. Mỹ và các nước cần tỉnh táo nhận ra những tác động của vũ khí chiến tranh chính trị, khôi phục lại những bộ máy chống chiến tranh chính trị đã hoạt động từ nhiều thập kỷ trước, Atimes cho biết.

Trung Quốc đã bồi đắp, cải tạo phi pháp đảo Vành Khăn chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa. với tham vọng xây dựng những dự án quy mô lớn tại đây

(tiếp theo kỳ trước)

Bắc Kinh đã đẩy nhanh việc quân sự hóa phi pháp Biển Đông từ cuối năm 2015 bằng cách triển khai tên lửa đất đối không tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ những năm 1970. Bắc Kinh cũng tiếp tục hoàn thành những đường băng và cơ sở hạ tầng trên 7 hòn đảo nhân tạo được xây dựng và bồi đắp phi pháp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – vi phạm lời hứa của ông Tập Cận Bình năm 2015 là sẽ không quân sự hóa Biển Đông.

Trung Quốc đã hoàn thành các căn cứ không quân, hệ thống radar, các cơ sở hải quân và thiếp lập những hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa, tên lửa phòng không cung cấp khả năng tấn công đáng chú ý. Tháng 5.2018, Bắc Kinh tăng khả năng tấn công thông qua việc triển khai máy bay ném bom tầm xa có khả năng tấn công hạt nhân H-6K.

Ông Roberts cho rằng hiện tại Bắc Kinh có thể ngăn cản tự do hàng hải và ngăn chặn những nước Đông Nam Á có chủ quyền tại Biển Đông tiếp cận những nguồn tài nguyên nơi đây. Trung Quốc đã liên tục khẳng định sẽ ra tay sẵn sàng tấn công để giữ những vùng lãnh hải mà họ chiếm đóng trái phép.

Về mặt học thuyết, Trung Quốc sẽ áp dụng chiến tranh chính trị trước, trong và sau mỗi hành vi thù địch mà nước này khởi xướng trên Biển Đông.

Trung Quốc đã từng dùng chiến tranh chính trị để hỗ trợ những chiến dịch chiến tranh trong quá khứ như chiến tranh Triều Tiên năm 1950, chiếm đóng Tây Tạng năm 1951, chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, chiến tranh biên giới với Liên Xô năm 1969, chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, phát động chiến tranh biên giới 1979, tấn công Trường Sa năm 1988, chiếm đóng đảo Vành Khăn năm 1995 và gần đây nhất là đụng độ với Ấn Độ và Bhutan tại Doklam.

Trước mỗi cuộc chạm trán quân sự, Trung Quốc thường khởi xướng một chiến dịch chiến tranh chính trị toàn cầu. Bao gồm việc sử dụng các tổ chức của Mặt trận Thống nhất và những người ủng hộ thực hiện những cuộc biểu tình, hỗ trợ những cuộc mít-tinh và các hành động khác và sử dụng cả các kênh truyền thông đại chúng như Internet, tivi và radio cho các hoạt động tuyên truyền và chiến dịch tâm lý.

Lịch sử cho thấy những nỗ lực gây ra chiến tranh chính trị thường gắn với các kế hoạch đánh lạc hướng chiến lược của Trung Quốc, chúng được thiết kế để làm xáo trộn hay trì hoãn những hành động phòng thủ của đối phương cho đến khi quá muộn để có thể đáp trả.

Cựu đại úy hải quân Mỹ James Fanell một chuyên gia về những vấn đề an ninh và chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã mô tả cách mà một cuộc xung đột vũ trang có thể bắt đầu trên Biển Đông. Ông dự đoán quân đội Trung Quốc sẽ chiếm thế chủ động bằng cách tấn công trước. Fanell nói: “Trung Quốc tuyệt đối muốn nắm được thế chủ động khi mở màn cuộc chiến”.

Ông Fanell cho rằng chính sách của Trung Quốc quy định “đòn đánh đầu tiên khiến Trung Quốc đáp trả bằng quân sự không cần thiết phải là một hành động quân sự; những hành động trong lĩnh vực chính trị và chiến lược cũng có thể gây nên phản ứng quân sự của Trung Quốc”. Đó có thể là một hành động không rõ ràng về ngoại giao hay tuyên bố của một quan chức chính phủ khiến Trung Quốc “nổi giận, khó chịu và lo ngại”, đủ để Trung Quốc bắt đầu khai hỏa trên Biển Đông.

Khi lực lượng hải quân, không quân, pháo binh chiến lược, hỗ trợ chiến lược và những lực lượng khác của Trung Quốc tham gia chiến đấu trên Biển Đông, một chiến trường thứ 2 là trận chiến để giành được dư luận trên thế giới sẽ nhanh chóng mở ra.

Sự tập trung vào chiến tranh chính trị nhằm hỗ trợ vị thế của Trung Quốc đồng thời làm xáo trộn, bôi nhọ và gây mất tinh thần cho các lãnh đạo Mỹ cùng bạn bè và các đồng minh. Mỗi chiến dịch có tầm quan trọng để huy động sự ủng hộ rộng lớn cho cuộc chiến trong nội địa Trung Quốc. Trong khi về phía ngoài, chiến dịch này sẽ tìm cách chiếm được sự ủng hộ cho vị thế của Trung Quốc từ những nước đang còn do dự.

Cùng với vấn đề tuyên truyền cổ điển, các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ gieo rắc những thông tin sai lạc như những báo cáo giả về các đội quân đầu hàng, sự tàn bạo, vi phạm luật quốc tế và những báo cáo khác nhằm làm tê liệt việc ra quyết định của Mỹ và các đồng minh.

Chống lại mối đe dọa từ chiến tranh chính trị

Chiến tranh chính trị của Trung Quốc là vũ khí chủ đạo trong việc tiềm kiếm vị thế bá quyền trong khu vực và trên thế giới. Công cụ của chiến tranh chính trị rất nhiều và các học thuyết, chiến lược và chiến thuật được Trung Quốc mài giũa rất tốt.

Thông qua mỗi chiến dịch, Trung Quốc đưa ra chủ nghĩa độc đoán, phá hoại niềm tin dân chủ và tự do cá nhân. Tiếp theo, chiến tranh chính trị là một vũ khí lợi hại để sử dụng trên mặt trận dư luận trong mọi cuộc xung đột quân sự trên Biển Đông hoặc trên thế giới trong tương lai. Những hành động gần đây của các cơ quan tình báo Úc và Quốc hội Mỹ đã cung cấp cho công chúng sự hiểu biết lớn lao về phạm vi và ảnh hưởng của những chiến dịch chiến tranh chính trị của Trung Quốc.

Những phương tiện đóng vai trò chính để chống lại chiến tranh chính trị trong kỷ nguyên Chiến Tranh Lạnh như Trung tâm thông tin của Mỹ đã thôi hoạt động từ hai thập kỷ trước. Kỹ năng và sự quan tâm của Mỹ cùng bạn bè và các đồng minh trong lĩnh vực này đã bị thui chột. Vào tháng 2.2018, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, cố vấn về quan hệ ngoại giao Ely Ratner đã nói: “Mỹ cần khôi phục khả năng để giao tranh trong cách chiến dịch thông tin và cạnh tranh chiến lược, điều vốn không được đề cao trong chính sách Mỹ-Trung Quốc trong nhiều thập kỷ nay”.

Bước đi đầu tiên cho Mỹ, các chính phủ và những thể chế khác là cần nhận ra vấn đề, xây dựng các tổ chức và năng lực có thể chống lại hiệu quả chiến thuật chiến tranh chính trị đang trỗi dậy của Trung Quốc. Cùng với việc Mỹ cải thiện năng lực chống lại chiến tranh chính trị đang ngủ đông của mình, các nước bị Trung Quốc nhắm tới cũng cần xác định rõ ràng và chống lại mối đe dọa hàng ngày cũng như những mối đe dọa có thể dự đoán trước trong những gì có thể biến thành một cuộc xung đột gần kề.

RELATED ARTICLES

Tin mới